Đa số các ngôi nhà ống đều khiến cho các gia đình băn khoăn không biết sắp xếp không gian như thế nào cho phù hợp. Đặc biệt là nhà vệ sinh, đây chính là nơi khiến họ phải cân nhắc nhiều nhất. Mặc dù đây chỉ là một không gian phụ nhưng chúng có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. Vậy cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống như thế nào để khoa học nhất, cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé.
Đặc điểm chung của nhà vệ sinh trong nhà ống có diện tích nhỏ
Trong các công trình việt thự nhà vườn 1 tầng, mẫu nhà cấp 4 hiện đại thì nhà vệ sinh thường sẽ riêng biệt. Nhưng đối với nhà ống thì ngược lại, do diện tích thường khá là nhỏ nên hầu hết các tiện ích đều gộp vào với nhau. Vì thế cần phải tận dụng những khoảng trống, những không gian một cách tối ưu nhất khi thiết kế nhà vệ sinh.
- Đối với diện tích nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh khi được thiết kế trong nhà ống thường có diện tích từ 3 – 4m2, tùy thuộc vào diện tích mặt sàn và số lượng thành viên trong gia đình để quyết định diện tích nhà vệ sinh phù hợp
- Đối với cấu trúc nhà vệ sinh: Gồm 3 khu vực chính là bồn cầu, bồn rửa và khu tắm. Khu vực lắp đặt bồn cầu và bồn rửa luôn cần phải được sạch sẽ nên các gia đình đều sử dụng tấm kính để tách riêng khu vực tắm.
Lưu ý: Đối với phòng có diện tích trung bình hoặc lớn một chút tầm 4m2 thì ngoài 2 thiết bị chính là bồn cầu và bồn rửa mặt thì có thể lắp đặt thêm bồn tắm ngồi hoặc bồn tắm nằm. Không nên làm vách ngăn cố định giữa các khu vực chức năng trong phòng vì sẽ gây chật chội.
Hướng dẫn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Nhà vệ sinh có diện tích nhỏ nên chúng ta cần đặt sự thoải mái, tiện nghi lên hàng đầu khi bố trí không gian trong khu vực này. Thông thường, khu vực nhà vệ sinh sẽ chia thành 3 phần chính đó là bồn cầu, bồn rửa mặt và nơi để tắm. Vậy cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống như thế nào cho phù hợp?
Xem thêm: Phong thủy nhà vệ sinh – Những diều kiêng kị nên tránh
Vị trí nhà vệ sinh
Đối với nhà ống, nhà vệ sinh chúng ta nên đặt ở cuối nhà và đây là vị trí hợp lý có thể tiết kiệm được diện tích mặt bằng sử dụng. Ngoài ra, vị trí nhà vệ sinh cuối nhà còn tránh được các trường hợp đối diện với cửa ra vào, phòng ngủ, phòng thờ, phòng bếp. Bạn cần lưu ý chọn vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà ở góc cuối cùng phía bên hông hành lang sẽ tốt hơn.
Hướng nhà vệ sinh
Việc chú ý đến vị trí nhà vệ sinh rất quan trọng, thông thường nhà vệ sinh sẽ được tính theo hướng đặt bồn cầu và chúng ta sẽ dựa vào Bát Cung rồi chọn đặt tại vị trí xấu để hạn chế tối đa. Theo các chuyên gia, hướng tốt để đặt nhà vệ sinh là hướng sinh Thổ, cụ thể là hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam. Khi đặt phòng theo hai hướng này sẽ không gây ảnh hưởng đến tài vận cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Cách bố trí nội thất
Cấu trúc nội thất nhà vệ sinh thông dụng gồm 3 khu vực chính bồn cầu, chậu rửa và khu tắm đứng. Do đó, cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống sao cho 3 khu vực này thật khoa học, đem đến sự thuận tiện nhất:
+ Hãy chọn các gạch ốp có màu sáng để giúp cho phòng vệ sinh trông rộng và sạch sẽ hơn. Các bạn hãy hạn chế lựa chọn các mẫu gạch ốp cho chi tiết quá rườm rà mà hãy sử dụng các loại gạch lấy gam màu trắng làm màu chủ đạo nhé.
+ Nếu bạn là một ưa thích sự hiện đại và sang trọng thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào mà bỏ qua được một chiếc gương lớn trong nhà tắm được. Chiếc gương giúp ích rất nhiều trong việc mở rộng không gian và làm cho phòng tắm của bạn trở nên sáng sủa hơn.
+ Đối với những nhà ống nhiều tầng, cách bố trí phòng vệ sinh hợp lý là lắp đặt theo trục đứng để dễ dàng đi đường ống, điện nước.
+ Nên thiết kế thêm hệ thống thông gió trong nhà vệ sinh và mở cửa sổ quay về hướng mặt trời để đảm bảo sự thông thoáng, giúp WC nhà bạn luôn khô ráo.
Có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang?
Gầm cầu thang là không gian mà các gia đình thường hay tận dụng để làm nhà vệ sinh, thậm chí là giường ngủ, tuy nhiên có những điều phong thủy mà bạn cần phải chú ý. Hạn chế việc thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang vì theo phong thủy thì khu vực cầu thang là nơi thu hút các dòng sinh khí tốt. Nó có tác dụng vận chuyển các dòng sinh khí này tới các tầng trong ngôi nhà. Nếu bạn xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang gây nên các ảnh hưởng xấu, không hợp phong thủy, khiến sức khỏe các thành viên trong nhà bạn gặp vấn đề.
Ngoài ra, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều âm khí, vì vậy nếu đặt dưới cầu thang sẽ làm chặn luồng khí, tạo nên sự ù lì và thụ động. Điều này khiến cho người đàn ông trong gia đình dễ gặp thất bại, suy sụp, kiệt quệ. Còn con trai thì yếu ớt, chậm tiếp thu, học hành sa sút, thường bị bạn bè cô lập.
Những lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Bên cạnh những thông tin hướng dẫn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống, chúng ta cũng cần hiểu về những cấm kỵ trong khi xây dựng WC để tránh phạm phải phong thủy, khiến vận khí của ngôi nhà suy giảm? Vậy những lưu ý đó là gì?
- Tuyệt đối không đặt nhà vệ sinh ở trung tâm căn nhà.
- Hướng nhà vệ sinh không được cùng hướng bồn cầu.
- Không đặt nhà vệ sinh đối diện cửa chính, cửa ra vào.
- Không cải tạo nhà vệ sinh cũ thành phòng ngủ.
- Không thiết kế nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ.
- Không thiết kế nhà vệ sinh cuối hành lang.
- Nhà vệ sinh quá nhỏ, không có cửa sổ.
- Không để nhà vệ sinh bẩn, hôi thối bốc mùi.
Vị trí nhà vệ sinh trong nhà ống cần phải thông thoáng, bởi nhà vệ sinh tối và ẩm thấp là điều sẽ khiến cho các thành viên trong gia đình bạn cảm thấy khó chịu. Chính vì vậy, khu vực nhà vệ sinh cần được thiết kế với nhiều cửa sổ hoặc gắn mái kính để lấy ánh sáng và không khí. Ngoài ra, cần lưu ý vị trí nhà vệ sinh nên đặt phía trong góc cuối cùng của ngôi nhà để che khuất tầm nhìn và không đối diện với cửa ra vào của phòng ngủ hay phòng bếp.
Cách bày trí nhà vệ sinh diện tích nhỏ cho nhà ống
Nhà vệ sinh có diện tích nhỏ nên chúng ta cần trang trí làm sao để có cảm giác thoải mái, rộng rãi hơn khi sử dụng vì nhà vệ sinh nhà ống thường gồm cả bồn cầu, bồn rửa và khu tắm đứng. Cụ thể:
- Sử dụng gạch ốp lát sáng: Lựa chọn gạch ốp lát sáng sẽ giúp phòng thông thoáng rộng và sạch sẽ hơn. Hạn chế những hoa văn rườm ra, nhiều chi tiết.
- Sử dụng giấy dán tường: Sử dụng giấy dán tường sẽ là giải pháp khá tốt cho không gian nhà vệ sinh nhỏ. Nó giúp không gian nhìn lớn hơn và có được cảm giác rất mới lạ khi bạn sử dụng nhà tắm.
- Sử dụng gương lớn: Gương lớn rất có ích trong việc mở rộng không gian, nó thậm chí còn giúp cho phòng tắm được sáng hơn, một căn phòng nhiều ánh sáng chắc chắn sẽ mang lại cảm giác rộng rãi, thoáng đãng.
- Sử dụng bồn tắm: Bạn có thể sử dụng bồn tắm nhỏ nếu như không thích vòi hoa sen đơn điệu hoặc buồng tắm đứng.
- Tiết kiệm diện tích sàn: bạn hãy tiết kiệm tối đa diện tích sàn bằng cách đặt càng ít vật dụng thiết bị dưới sàn càng tốt, thay vào đó hãy gắn các thiết bị vào tường và đưa vật dụng lên cao. Lắp đặt thêm một thêm một cabin bằng kính trong suốt nó sẽ tạo cho bạn cảm giác rộng rãi.
Trên đây là những gợi ý hữu ích về cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống sao cho hợp lý. Hy vọng các thông tin trong bài viết đã giúp ích được cho bạn.
Nhân viên tư vấn – Thành Hưng Group
Chuyên gia phân tích và tư vấn lộ trình vận chuyển của Thành Hưng với 10 năm kinh nghiệm trong ngành logistics và hỗ trợ điều phối kho hàng
Sở thích: tìm hiểu kiến thức chuyên sâu về phong thủy, trang trí không gian nhà cửa