Đôi giày là người bạn đồng hành cùng chúng ta trên mọi nẻo đường, vừa bảo vệ bàn chân lại vừa giúp ta thể hiện phong cách. Một đôi giày không sạch sẽ cũng khiến ta bớt tự tin đi nhiều phần. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp top 9 cách vệ sinh giày đơn giản hiệu quả nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Vì sao nên vệ sinh giày đúng cách?
Mỗi đôi giày sẽ được làm từ những chất liệu khác nhau. Mỗi chất liệu khác nhau lại có những cách vệ sinh khác nhau. Vì vậy, việc chọn cách vệ sinh giày phù hợp là vô cùng quan trọng. Đôi giày sẽ tốt, sẽ bền và đẹp hơn nếu được bạn chăm sóc đúng cách. Ngược lại, nếu không chăm chút hợp lý, dù có là giày tiền triệu, chục triệu thì cũng mất đi giá trị.
Những lưu ý khi vệ sinh giày
Dưới đây là một số lưu ý cho bạn trước khi bắt đầu vệ sinh giày:
- Xác định chính xác chất liệu của đôi giày: chất canvas, chất da, vải lưới, chất cao su, da lộn, … để có phương pháp vệ sinh đúng nhất.
- Khi giặt giày xong nên phơi giày luôn để tránh ẩm mốc, hạn chế mang ra chỗ quá nắng để giày không bị bung keo.
- Thực hiện các bước vệ sinh giày với cường độ lực vừa phải, tránh làm giày bị móp méo, mất đi form dáng ban đầu.
- Bạn nên sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng cho giày để tránh trường hợp giày bị bong tróc.
- Không nên lạm dụng máy giặt để vệ sinh giày vì có thể làm giày bị hư hỏng khi máy vận hành.
Top 9 cách vệ sinh giày đơn giản hiệu quả nhất hiện nay
Vệ sinh giày bằng xà phòng
Đây là cách làm đơn giản và thường được sử dụng nhất. Chỉ với ba vật liệu cơ bản đó là xà phòng, bàn chải mềm và nước là bạn có thể bắt tay vào vệ sinh giày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý pha loãng dung dịch xà phòng để tránh lượng chất tẩy quá lớn sẽ làm giày nhanh sờn rách.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Hòa tan xà phòng với nước (1 muỗng xà phòng và 1 chén nước) và quấy đều đến khi xà phòng hoàn toàn tan trong nước.
- Bước 2: Vệ sinh các chất bẩn có trên giày bằng miếng bọt biển hoặc khăn đã nhúng vào dung dịch xà phòng.
- Bước 3: Dùng bàn chải bắt đầu chà các phần bẩn cứng.
- Bước 4: Dùng khăn ướt lau lại phần nước xà phòng bám trên giày cho đến khi sạch hoàn toàn.
- Bước 5: Phơi giày.
Vệ sinh giày bằng baking soda
Dù được sử dụng chủ yếu trong nhà bếp, baking soda cũng là loại vật liệu có khả năng tẩy trắng rất tốt. Một ưu điểm nữa của baking soda đó là sức tẩy không quá mạnh mẽ nên không cần pha quá loãng để sử dụng.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Pha baking soda cùng giấm trắng và nước nóng theo tỉ lệ 1:1:1 (14g:15ml:15ml) tạo thành hỗn hợp sệt.
- Bước 2: Dùng bàn chải đã nhúng vào hỗn hợp trên rồi chà lên các vết bẩn trên giày đến khi trên giày được phủ đều 1 lớp bột.
- Bước 3: Phơi giày ra dưới ánh nắng mặt trời để lớp bột khô lại.
- Bước 4: Dùng bàn chải chà lên các phần bột và gõ giày vào nhau để bột rơi xuống.
Vệ sinh giày bằng kem đánh răng
Trong kem đánh răng có một lượng chất tẩy nhỏ nên có thể sử dụng để vệ sinh giày. Ngoài ra, đây còn là loại vật dụng mà gia đình nào cũng phải có nên bạn dễ dàng tận dụng bất kỳ lúc nào.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Dùng một khăn vải thấm nước ấm rồi lau đều lan bề mặt giày nơi có nhiều vết bẩn.
- Bước 2: Nặn kem đánh răng lên phần vết bẩn cứng rồi dùng bàn chải mềm chải lên vết bẩn theo chuyển động tròn và để yên trong khoảng 10 phút.
- Bước 3: Lau sạch phần kem đánh răng bằng khăn ướt.
- Bước 4: Phơi khô giày.
Vệ sinh giày bằng chất tẩy trắng
Chất tẩy trắng có khả năng tẩy vết bẩn nhanh chóng nên có thể dùng để vệ sinh giày. Và bạn cũng cần lưu ý pha loãng chất tẩy với nước, ít nhất là theo tỷ lệ 1 chất tẩy : 5 nước để đảm bảo an toàn cho giày.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Chà vết bẩn bằng bàn chải mềm (đã nhúng vào dung dịch chất tẩy) theo chuyển động tròn.
- Bước 2: Lau sạch phần chất tẩy, bụi bẩn bằng khăn đã thấm nước.
- Bước 3: Phơi giày.
Vệ sinh giày bằng giấm
Giấm trắng từ lâu được dùng trong nhà bếp như một gia vị có khả năng tẩy trắng các loại rau củ như ngó sen,. Cũng chính vì thế, chúng ta cũng có thể áp dụng giấm trắng vào việc vệ sinh giày.
Quy trình thực hiện như sau:
- Bước 1: Trộn giấm trắng với baking soda (nếu có) để đạt hiệu quả tốt nhất. Tỷ lệ phù hợp của hỗn hợp này là 2 baking soda : 3 giấm.
- Bước 2: Dùng bàn chải bôi đều hỗn hợp lên khắp bề mặt giày, nhất là các vị trí có nhiều vết bẩn.
- Bước 3: Sau khi lớp này khô thì lau giày lại vớ nước sạch.
- Bước 4: Phơi khô giày.
Vệ sinh giày bằng cồn, rượu
Nghe có vẻ hơi lạ nhưng thực chất cồn và rượu có thể được xem như một loại chất tẩy rất đáng gờm. Với những vết bẩn trên bề mặt giày thì rượu và cồn có thể dễ dàng xử lý nhanh chóng.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Dùng bông tẩm vào cồn hoặc rượu rồi chà nhẹ lên các vết bẩn trên giày,
- Bước 2: Tiếp tục giặt lại giày bằng nước sạch.
- Bước 3: Phơi giày cho khô.
Vệ sinh giày bằng chanh tươi
Chanh là loại quả có tính axit cao nên cũng có khả năng làm trắng. Chanh được dùng để tẩy trắng giày như một biện pháp thiên nhiên vô cùng lành tính và có hiệu quả.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Cắt chanh thành lát rồi chà lên vùng giày dính bẩn. Nếu không thể chà bằng chanh thì bạn cũng có thể sử dụng một chiếc bàn chải nhúng vào nước cốt chanh để tạo lực mạnh hơn.
- Bước 2: Rửa sạch giày với nước sạch.
- Bước 3: Phơi khô giày.
Vệ sinh giày bằng gôm tẩy
Cách vệ sinh này chỉ phù hợp với loại giày làm bằng cao su hoặc da. Gôm tẩy có thể tẩy được những vết bẩn nhỏ, nhẹ mà khăn ướt thường không thể tự lau được.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Dùng tẩy chà lên phần vết bẩn trên giày.
- Bước 2: Lấy khăn ướt lau sạch lại.
Vệ sinh giày bằng Vaseline
Vaseline là một loại mỹ phẩm quen thuộc với các bạn nữ. Ngoài khả năng dưỡng môi, dưỡng da của mình, Vaseline còn có thể làm sạch các vết bẩn có trên giày.
Quy trình làm sạch giày vô cùng đơn giản, gồm những bước như sau:
- Bước 1: Lấy một lượng vaseline vừa đủ thoa lên bề mặt giày và đợi thêm 3 phút.
- Bước 2: Dùng khăn ướt lau khô phần Vaseline vừa rồi.
Bài viết trên đây của đã tổng hợp 9 cách vệ sinh giày đơn giản hiệu quả nhất hiện nay. Chúc bạn sẽ tìm được cách làm sạch giày vừa ý với mình nhất nhé!
Nhân viên tư vấn – Thành Hưng Group
Chuyên gia phân tích và tư vấn lộ trình vận chuyển của Thành Hưng với 10 năm kinh nghiệm trong ngành logistics và hỗ trợ điều phối kho hàng
Sở thích: tìm hiểu kiến thức chuyên sâu về phong thủy, trang trí không gian nhà cửa