Công tắc điện là một thiết bị phổ biến trong mọi gia đình. Bên cạnh công tắc 1 chiều còn có công tắc 2 chiều với cấu tạo phức tạp hơn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn công tắc 2 chiều là gì? Ứng dụng và cách đấu công tắc điện 2 chiều.
Công tắc 2 chiều là gì?
Công tắc 2 chiều còn được gọi là công tắc đảo chiều hoặc công tắc 3 cực. Công tắc 2 chiều có cấu tạo 3 chân nối dây ứng với 3 cực đấu với dây điện (1 cực động, 2 cực tĩnh) để chuyển nối dòng điện.
Công tắc 2 chiều được chia thành:
- Công tắc 2 chiều đơn
- Công tắc đôi
- Công tắc ba
Công tắc 2 chiều là một phát minh vĩ đại của Thomas Alva Edison. Công tắc này giải quyết được sự bất tiện trong việc không thể bật hoặc tắt một bóng đèn ở chiều ngược lại của công tắc 1 chiều.
Nguyên lý hoạt động của công tắc 2 chiều
Khi dòng điện xuất hiện thì sẽ có một cực vào cực chung và 2 cực ra. Ở một thời điểm chỉ có một cực đầu ra được nối thông với cực vào và làm cho đèn sáng.
So sánh công tắc điện 2 chiều và công tắc 1 chiều
Công tắc điện 1 chiều là thường được sử dụng trong các hệ thống điện dân dụng. Loại công tắc này gồm 1 công tắc điều khiển, 1 bóng đèn với 2 cực đấu dây.
Công tắc điện 1 chiều đấu với bóng đèn để chuyển hướng đóng – ngắt trong mạch điện dùng chung một công tắc.
So sánh công tắc 2 chiều và công tắc 1 chiều:
Công tắc 2 chiều | Công tắc 1 chiều |
– Có thiết kế phức tạp hơn, tiện lợi hơn. – Có 3 cực đấu. – Gồm 3 loại:
– Kiểu thiết kế bấm công tắc khác nhau nhưng hệ mạch 3 cực đều đấu nối bên trong. | – Được sử dụng để bật sáng và mở ở 1 không gian. – Có 2 cực đấu. – Chỉ đấu để đáp ứng chiều bật và mở 1 lần. |
Ứng dụng của công tắc đảo chiều
Công tắc đảo chiều có thiết kế khá phức tạp khiến cho cách đấu dây không dễ dàng. Tuy nhiên, loại công tắc này có nhiều ứng dụng tiện lợi và nổi trội hơn so với loại công tắc 1 chiều.
Công tắc điện 2 chiều thường được ứng dụng để điều khiển bật và tắt 1 bóng đèn ở 2 vị trí khác nhau như mạch điện cầu thang, phòng ngủ, sử dụng cho các tầng trong nhà, hoặc các phòng trong một căn hộ chung cư. Ứng dụng của công tắc đảo chiều giúp người dùng tiết kiệm công sức và thời gian di chuyển so với bật và tắt bóng đèn ở 1 vị trí cố định.
Sơ đồ lắp đặt công tắc đảo chiều
Chuẩn bị thiết bị để đấu nối công tắc 2 chiều
Để lắp đặt công tắc đảo chiều, bạn cần chuẩn bị:
- Công tắc 2 chiều
- Bóng đèn
- Dây điện
Cách đấu công tắc điện 2 chiều
Mạch điện dân dụng sẽ có hai dây là dây pha (dây lửa) và dây nguội (dây trung tính). Dây trung tính sẽ được đấu trực tiếp với bóng đèn.
Cách 1: Cách này khá phổ biến là cho chạy dây nguồn phức tạp, nối với mạch điều khiển và phụ tải của công tắc điện. Tuy nhiên cách này khá lãng phí và tốn nhiều dây điện.
Cách 2: Là nối thiết bị điện với mạch điều khiển phụ và phụ tải của công tắc, sử dụng dây pha.
Cách này hoạt động dựa trên nguyên lý: khi xuất hiện dòng điện thì sẽ có sự chênh lệch điện áp. Vì vậy, khi 2 đầu của thiết bị là 2 dây pha hoặc 2 dây trung tính thì không có dòng điện chạy qua thiết bị giúp tăng độ bền của thiết bị và giảm đáng kể điện năng tiêu thụ.
Lưu ý khi lắp đặt công tắc điện 2 chiều
Khi lắp đặt công tắc điện 2 chiều, bạn cần lưu ý:
- Chọn mua các công tắc điện 2 chiều chất lượng tốt, đảm bảo an toàn.
- Tìm hiểu kỹ cách lắp đặt để đảm bảo an toàn vì công tắc điện 2 chiều khá phức tạp.
- Nên lắp đặt công tắc ở vị trí thuận lợi nhất, giúp việc bật/tắt được dễ dàng và thuận tiện.
- Không lắp đặt ở những nơi ẩm ướt, có thể tiếp xúc trực tiếp với nước như trong phòng tắm hay ngoài trời. Bạn có thể chọn loại công tắc 2 chiều có khả năng chống nước và chống ẩm để đảm bảo an toàn.
- Thường xuyên kiểm tra công tắc điện 2 chiều, đường dây điện trong quá trình sử dụng để phát hiện kịp thời các sự cố.
Nhân viên tư vấn – Thành Hưng Group
Chuyên gia phân tích và tư vấn lộ trình vận chuyển của Thành Hưng với 10 năm kinh nghiệm trong ngành logistics và hỗ trợ điều phối kho hàng
Sở thích: tìm hiểu kiến thức chuyên sâu về phong thủy, trang trí không gian nhà cửa