Phòng bếp là không gian đóng vai trò rất quan trọng trong một căn nhà vì đó là trung tâm của cuộc sống thường ngày. Hiện nay có rất nhiều kiểu thiết kế nội thất phòng bếp phù hợp với các diện tích không gian khác nhau. Hãy cùng điểm qua 6 bố cục bếp phổ biến để bắt đầu chọn lựa cho mình kiểu bếp phù hợp nhất nhé.
Bố cục bếp chữ U
Kiểu thiết kế bếp chữ U
Đây là kiểu bố trí rất được nhiều gia chủ ưa chuộng. Cụ thể, đó là việc sắp xếp hệ tủ bếp, bàn bếp và thiết bị bếp dọc 3 mặt tường bao quanh không gian. Kiểu bếp này với thiết kế ôm trọn không gian, giúp căn hộ thêm ấm cúng, tiện nghi hơn.
Bố cục bếp chữ U giúp không gian thêm ấm cúng
Kiểu bố trí nội thất phòng bếp chữ U
Ngoài ra, bố cục bếp chữ U còn lý tưởng bởi việc có thể dễ dàng tạo ra “tam giác vàng” cho phòng bếp, giúp việc nấu nướng dễ dàng và thuận tiện hơn. Mọi thành viên trong gia đình cũng có thể cùng nhau quây quần ở không gian phòng bếp chữ U, cùng nhau chuẩn bị bữa ăn mà không gây cản trở khi di chuyển qua lại. Kiểu bếp này đặc biệt phù hợp với không gian căn hộ rộng, với diện tích lớn cho nhiều thiết bị nhà bếp và hệ tủ lưu trữ.
Thiết kế nội thất nhà bếp kiểu chữ U
Phòng bếp kiểu chữ U thích hợp với không gian nhà có diện tích rộng
Bố cục bếp chữ L
Kiểu thiết kế bếp chữ L
Là kiểu bếp phổ biến qua nhiều năm, thiết kế chữ L luôn thể hiện được sự linh hoạt, tính ứng dụng cao cùng nét thẩm mỹ của nó. Đây là bố cục bếp mở, sử dụng 2 mặt của bức tường cho hệ tủ, bàn bếp, bồn rửa và các thiết bị bếp.
Nội thất phòng bếp chữ L
Kiểu nhà bếp chữ L phù hợp với nhiều diện tích nhà
Khác biệt của bếp chữ U và bếp chữ L là việc lược bỏ một mặt tường, tạo ra không gian mở thoáng đãng cho các hoạt động nấu nướng. Thiết kế bếp này phù hợp với các không gian căn hộ vừa và nhỏ, khi việc tận dụng mọi mảng diện tích là thiết yếu. Có thể tận dụng tối đa góc tường với hệ tủ lưu trữ bếp. Kiểu bố cục mở cũng giúp chủ sở hữu tự do trong việc sử dụng không gian trung tâm, có thể sắp xếp đảo bếp, bàn bar hay thậm chí là bộ bàn ghế ăn.
Nhà bếp tạo hình chữ L với không gian ăn uống
Với kiểu thiết kế phòng bếp chữ L, bạn có thể tùy biến kích thước theo không gian nhà
Bố cục bếp chữ I
Kiểu bếp chữ I
Kiểu bếp này là lựa chọn tối ưu cho không gian căn hộ vừa và nhỏ. Bố cục như chữ I, với một mặt bếp duy nhất, không gian nấu ăn được gói gọn nhưng vẫn đủ tiện nghi.
Thiết kế phòng bếp chữ I sử dụng 1 mặt tường duy nhất giúp tiết kiệm diện tích
Phòng bếp chữ I thích hợp cho nhà ở có diện tích hạn chế
Với việc tối giản hóa không gian, toàn bộ hoạt động nấu ăn diễn ra tại một mặt tường duy nhất, giúp tiết kiệm tối đa diện tích không gian. Ngoài ra, chi phí để có được một không gian bếp chữ I cũng thấp hơn so với các bố cục khác. Do đó, kiểu bếp này là lựa chọn phù hợp cho căn hộ nhỏ cho người độc thân hoặc mới ra ở riêng.
Phòng bếp chữ I nhỏ gọn
Thiết kế bếp chữ I cho không gian nhà có diện tích nhỏ
Bố cục bếp Galley (Bếp kiểu hành lang)
Bố cục bếp kiểu hành lang
Kiểu bếp Galley (bếp kiểu hành lang) bao gồm 2 phần tường đối diện nhau và lối đi ở giữa. Đây là cách bố trí phù hợp với cả không gian căn hộ nhỏ và lớn.
Kiểu bếp galley phù hợp cho cả không gian nhỏ và rộng
Chủ sở hữu có thể tự do bố trí các thiết bị bếp hoặc tủ bếp dọc 2 phần tường song song tùy vào thói quen và nhu cầu sử dụng
Kiểu bếp này lý tưởng bởi sự tiện lợi khi các thiết bị và vật dụng đều ở gần nhau. Mặc dù mang lại cảm giác nhỏ hẹp khép kín nhưng kiểu bếp này lại có hiệu quả kết nối không gian tuyệt vời. Đặc biệt là khi sắp xếp không gian bếp Galley ở khu vực tiếp nối giữa không gian sinh hoạt chung với không gian nghỉ ngơi, ăn uống hoặc không gian ban công, sân sau.
Nhà bếp kiểu hành lang giúp kết nối không gian trong nhà
Thiết kế nội thất phòng bếp kiểu hành lang
Bố cục bếp chữ G
Kiểu bếp chữ G
Đây là việc bố trí không gian bếp với hệ tủ chạy dọc 3 mặt của tường và mặt còn lại là quầy bar và lối vào khu nấu ăn. Kiểu bếp này thích hợp cho không gian rộng, với nhu cầu nấu ăn đa dạng cho gia đình.
Bố cục nội thất phòng bếp kiểu chữ G
Kiểu thiết kế nhà bếp này thích hợp cho nhà ở có diện tích rộng
Cơ bản, chỉ cần thêm vào một chiếc bàn bar hoặc đảo bếp vào góc cuối bếp chữ U là tạo ra được kiểu bếp chữ G. Chú ý kích thước của bàn này không được quá dài, cần phải đảm bảo một không gian đủ rộng cho lối vào khu vực trung tâm. Việc thiết kế không gian nấu nướng bao quanh rất lý tưởng cho người sử dụng với nhu cầu nấu nướng đa dang cho hộ gia đình lớn.
Kiểu nhà bếp chữ G mang đến không gian nấu nướng đa dạng
Bố cục bếp chữ G được nhiều người lựa chọn
Bố cục bếp với đảo bếp ở trung tâm
Kiểu thiết kế nội thất phòng bếp với đảo bếp ở trung tâm
Là kiểu bếp linh hoạt, bao gồm không gian bàn bếp, tủ bếp xung quanh và ở trung tâm là đảo bếp. Bạn có thể kết hợp đảo bếp với nhiều kiểu bếp khác như bếp chữ U, chữ I hay chữ L.
Đảo bếp có thể kết hợp với nhiều bố cục bàn bếp khác nhau như chữ U, chữ L, chữ I
Bếp có đảo bếp đang dần trở thành xu hướng, đặc biệt là trong những năm gần đây
Do tính chất tự do trong thiết kế, khi gia chủ hoàn toàn có thể kết hợp cùng những kiểu bếp khác tùy ý, bố cục bếp này luôn là lựa chọn hàng đầu cho nhiều căn hộ. Ngoài ra, đảo bếp còn cung cấp một không gian đa chức năng cho các sinh hoạt của gia đình như nấu nướng, chuẩn bị bữa ăn, tận hưởng món ăn, giải trí hoặc thậm chí làm việc.
Khu vực đảo bếp có thể sử dụng cho nhiều chức năng khác nhau như nấu ăn, làm quầy bar, khu vực ăn uống
Thiết kế phòng bếp có đảo bếp được nhiều gia chủ lựa chọn cho không gian nhà ở có diện tích lớn
Các bố cục bếp phổ biến kể trên đều đã khẳng định được sự tối ưu, tiện lợi, phù hợp với mọi diện tích không gian và nhu cầu sử dụng của gia chủ. Kết hợp việc lựa chọn một bố cục yêu thích cùng với sự tư vấn từ chuyên gia thiết kế nội thất, bạn có thể dễ dàng tạo ra cho mình một không gian sống lý tưởng.
Nhân viên tư vấn – Thành Hưng Group
Chuyên gia phân tích và tư vấn lộ trình vận chuyển của Thành Hưng với 10 năm kinh nghiệm trong ngành logistics và hỗ trợ điều phối kho hàng
Sở thích: tìm hiểu kiến thức chuyên sâu về phong thủy, trang trí không gian nhà cửa