Việc tìm hiểu và nắm bắt kỹ các thông tin về cầu chì sẽ giúp bạn chọn mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Cùng tìm hiểu cách chọn cầu chì dùng cho mạng lưới điện sinh hoạt gia đình qua bài viết sau nhé!
Cầu chì là gì?
Cầu chì (Fuses) được nhà khoa học Thomas Alva Edison phát minh và cấp bằng sáng chế năm 1890 tại Mỹ. Trong tiếng Anh, cầu chì có nghĩa là ”tự tan chảy”.
Trên thực tế, cầu chì giúp các thiết bị sử dụng điện (tivi, tủ lạnh, máy giặt,…) không bị hư hỏng bởi điện áp cao. Khi gặp sự cố, cầu chì sẽ ngắt mạch điện để tránh xảy ra tình trạng cháy nổ, gây tổn thất về tài sản cũng như tính mạng người dùng.
Nguyên lý hoạt động của cầu chì
Cầu chì hoạt động theo nguyên lý tự chảy hoặc uốn cong để tách ra khỏi mạch điện. Khi dòng điện trên dây dẫn điện tăng lên đột ngột, cầu chì sẽ cháy trước để ngắt nguồn điện khỏi các thiết bị trước khi sự cố có thể xảy ra.
Để làm được điều này, điện trở của chất liệu làm dây cầu chì cần có nhiệt độ nóng chảy, kích thước và thành phần thích hợp.
Phân loại cầu chì
Theo môi trường hoạt động
- Cầu chì cao áp: Được sử dụng trên các hệ thống điện lên đến 115.000 volt AC. Cầu chì điện áp cao được sử dụng để bảo vệ máy biến áp, dụng cụ đo điện, hoặc cho máy biến áp điện nhỏ.
- Cầu chì nhiệt: Thường được sử dụng trong các thiết bị tiêu dùng như máy pha cà phê, máy sấy tóc hoặc máy biến áp cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử tiêu dùng. Sản phẩm dùng trong những môi trường có sự biến đổi về nhiệt độ.
Theo cấu tạo
- Cầu chì loại hở: Sản phẩm không có vỏ bao bọc bên ngoài.
- Cầu chì loại vặn: Được vặn vào một lỗ có ren gắn trên mạch điện và dễ dàng tháo ra để thay cầu chì khác.
- Cầu chì hộp: Được để trong một hộp kín.
- Cầu chì ống: Dây chì thường được bọc trong ống thủy tinh.
Theo đặc điểm
- Cầu chì sứ: Dây chì được bao bọc bên ngoài bằng sứ. Có ưu điểm là dễ dàng tháo lắp mà không bị điện giật hay chấn thương. Nó được ứng dụng trong các hệ thống dây điện và các ngành công nghiệp nhỏ.
- Cầu chì tự rơi: Loại cầu chì này khi bị cháy sẽ tự rơi xuống, dùng để bảo vệ điện áp ngoài trời.
- Cầu chì ống: Gồm ống chứa, đế cầu chì và một bộ dây nối. Đế cầu chì và nắp cầu chì được gắn với dây chì thông qua vòng dây nối.
- Cầu chì nổ: Khi xảy ra sự cố cầu chì sẽ tạo ra tiếng nổ, có đặc điểm kích nổ khi quá dòng định mức ghi trên nó.
Theo số lần sử dụng
- Cầu chì chỉ sử dụng 1 lần.
- Cầu chì có thể thay dây.
- Cầu chì có thể tự nối mạch điện.
Những lưu ý khi lựa chọn cầu chì
Khi lựa chọn cầu chì, bạn cần chú ý quan sát và kiểm tra các thông số: Điện áp định mức, dòng điện định mức, khả năng cắt (dòng ngắn mạch) định mức, đặc tính ampe – giây, khả năng hạn chế dòng điện của cầu chì.
Nếu lựa chọn cầu chì bảo vệ tụ điện hoặc máy biến áp cần xem xét dòng điện quá độ. Trong thiết bị tụ điện, dòng định mức tối thiểu của dây chảy bằng 1,6 lần dòng định mức của tụ.
Trường hợp chọn cầu chì bảo vệ động cơ cần chú ý đến dòng khởi động của động cơ cũng như thời gian khởi động. Nếu tần số khởi động quá cao, các cầu chì không thể đủ nguội giữa các lần đóng cắt.
Với những thông tin trên, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn khi chọn mua cầu chì.
Nhân viên tư vấn – Thành Hưng Group
Chuyên gia phân tích và tư vấn lộ trình vận chuyển của Thành Hưng với 10 năm kinh nghiệm trong ngành logistics và hỗ trợ điều phối kho hàng
Sở thích: tìm hiểu kiến thức chuyên sâu về phong thủy, trang trí không gian nhà cửa