Nếu bạn vẫn thường “tống” hết tất cả thức ăn thừa vào tủ lạnh sau đó lấy ra ăn dần dần, hay thường xuyên rã đông thực phẩm bằng cách bỏ ra ngoài trời… thì rõ ràng, bạn vẫn chưa nắm rõ được những nguyên tắc khi bảo quản thực phẩm. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra cho bạn một số lỗi mà người tiêu dùng thường mắc phải khi sử dụng tủ lạnh để bảo quản thực phẩm.
Thực phẩm chưa có mùi tức vẫn có thể sử dụng
Thông thường, các loại thức ăn thừa chỉ nên lưu giữ tối đa khoảng 3 ngày. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người căn cứ vào mùi của thức ăn để khẳng định chúng có còn ăn được hay không, nhưng như thế quả thật không an toàn, vì có thể thức ăn vẫn chưa bốc mùi, những có thể thức ăn đã bị hỏng bên trong. Đặc biệt, với cá, tôm, cua bạn nên ăn ngay trong từ 1 đến 2 ngày, không nên để quá lâu.
Rã đông sử dụng rồi lại cấp đông
Thức ăn thừa sau khi ăn không hết, bạn thường chọn phương pháp cho vào tủ lạnh, sau đó sẽ lấy ra ăn từ từ và đó là một việc bình thường. Tuy nhiên, có nhiều người sau khi đã lấy thực phẩm ra ngoài và rã đông nhưng vẫn không sử dụng hết rồi lại cho vào cấp đông tiếp. Đây là một hành động không nên, bởi vì trong quá trình thực phẩm rã đông và đem sử dụng sau đó lại bị cấp đông tiếp thì có thể làm cho vi khuẩn phát triển rất nhanh, làm hại trực tiếp đến sức khỏe của bạn.
Sau khi nấu chín không cho thực phẩm vào tủ lạnh bảo quản
Khi đã nấu chín thực phẩm, nếu không sử dụng ngay, bạn có thể cho vào tủ lạnh và bảo quản. Nếu bạn để thức ăn chín ở bên ngoài quá lâu thì vi khuẩn càng có nhiều cơ hội sinh sôi.
Thực phẩm để bên ngoài lâu sẽ rất nguy hiểm, ngay cả đối với cơm thì có thể nuôi dưỡng một loại trực khuẩn bacillus có thể làm cho cơm nhanh bị hỏng.
Rã đông thực phẩm bằng cách cho chúng ra bên ngoài tủ lạnh
Một số người có khái niệm, rã đông thực phẩm chính là cho chúng ra bên ngoài ngăn đông, và cho chúng từ từ tan đá ở điều kiện môi trường bình thường. Tuy nhiên, đó là một nhận định sai, vì vi khuẩn có thể sẽ sinh ra ngay trong thời gian bạn “chờ” thực phẩm được rã đông.
Cách tốt nhất trong trường hợp này là cho thực phẩm tươi đã đông xuống ngăn mát tủ lạnh qua đêm hoặc bạn cũng có thể bọc kín thực phẩm và cho vào một bát nước lạnh để rã đông. Bạn không nên cho thực phẩm vào nước ấm, vì cách này đôi khi sẽ làm cho thực phẩm bị chín.
Không nhớ là thực phẩm đã cho vào bao lâu trong tủ lạnh
Nhiều người có thói quen đi chợ một lần trong tuần và sau đó “tống” tất cả vào tủ lạnh. Tuy nhiên, một lỗi bảo quản thực phẩm mà bạn thường bị mắc phải chính là không biết chúng đã nằm trong tủ lạnh bao lâu. Thực phẩm khi được bảo quản bên trong tủ sẽ làm chậm quá trình sinh hóa giúp cho thực phẩm không bị hỏng ngay chứ không phải là không hỏng. Thực phẩm dù có được dự trữ trong ngăn đá, theo thời gian thì cũng sẽ bị mất đi hương vị cũng như dưỡng chất.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên có một cuốn sổ ghi chú được dán trên cánh cửa tủ lạnh để biết được rằng loại thực phẩm nào đã “nằm” trong đó trong thời gian bao lâu. Hãy thường xuyên kiểm tra thời gian sử dụng của các loại thực phẩm để không vô tình sử dụng “nhầm” thực phẩm đã bị hết hạn sử dụng.
Không kiểm tra các thực phẩm đóng hộp
Bạn thường có quan điểm, thực phẩm đóng hộp sẽ có thời gian sử dụng rất lâu nên không cần quan tâm đến hạn sử dụng. Tuy nhiên, điều này là một sai lầm có thể làm bạn bị ngộ độc. Các loại thực phẩm đóng hộp hết hạn sử dụng hoặc có nắp bị cong, rò rỉ chất bên trong ra ngoài là điều kiện lý tưởng nhất cho các vi khuẩn có hại sinh sống.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất thường nói là các loại thực phẩm đóng hộp sẽ dùng được đến hơn 4 năm, nhưng đôi khi con số đó sẽ không đúng. Nên lời khuyên cho bạn lúc này là hãy kiểm tra thật kỹ thực phẩm đóng hộp và sử dụng chúng càng sớm càng tốt.
Nhân viên tư vấn – Thành Hưng Group
Chuyên gia phân tích và tư vấn lộ trình vận chuyển của Thành Hưng với 10 năm kinh nghiệm trong ngành logistics và hỗ trợ điều phối kho hàng
Sở thích: tìm hiểu kiến thức chuyên sâu về phong thủy, trang trí không gian nhà cửa