Xử lý nứt sàn bê tông kịp thời, hiệu quả không chỉ đảm bảo độ an toàn cho toàn bộ cấu trúc công trình mà còn tăng tính thẩm mỹ, hạn chế những hậu quả không mong muốn như vết nứt nặng hơn, bề mặt sụt lún… Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Tìm hiểu nguyên nhân chính gây ra vết nứt bê tông
Muốn xử lý vết nứt sàn bê tông nhanh chóng, trước hết bạn cần tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cụ thể:
Theo nguyên nhân xuất hiện
- Tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng gây ra những vết nứt trên sàn bê tông.
- Cốt thép ứng lực trước tác động lên bê tông tạo nên vết nứt.
- Trên sàn bê tông xuất hiện các vết nứt do co ngót bê tông, đầm vữa bê tông không đạt chất lượng, quá trình chưng hấp bê tông không cẩn thận, nhiệt ẩm không đảm bảo.
- Cốt thép bị ăn mòn cũng là nguyên nhân gây ra vết nứt.
Theo mức độ nguy hiểm
- Vết nứt thể hiện tình trạng nguy hiểm của toàn bộ kết cấu công trình.
- Vết nứt sàn bê tông khiến tốc độ thấm nước tăng nhanh.
- Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu công trình do cốt thép bị ăn mòn mạnh.
- Vết nứt thường không nguy hiểm đến kết cấu nhưng cần được xử lý sớm để tránh nặng hơn.
Cách xử lý vết nứt bê tông nhanh chóng, đơn giản nhất
Có rất nhiều cách để xử lý nứt sàn bê tông mà bạn có thể lựa chọn. Tùy vào mức độ, tình trạng nứt nặng hay không để quyết định nên chọn phương án nào phù hợp. Cụ thể:
- Tiêm epoxy.
- Xẻ rãnh và trám bít vết nứt.
- Khâu vết nứt.
- Khoan và cắm.
- Đổ đầy trọng lực.
- Phun vữa.
- Xử lý bề mặt.
- Phủ bề mặt bê tông.
Hướng dẫn cách chọn phương pháp xử lý vết nứt bê tông phù hợp
Chọn phương pháp xử lý vết nứt bê tông dựa vào những đánh giá mức độ nguy hiểm và nguyên nhân gây ra tình trạng nứt vỡ bê tông. Trường hợp vết nứt là do co ngót tạo nên thì có thể sau một thời gian sử dụng, nó sẽ không phát triển và ổn định hơn. Còn đối với vết nứt bê tông do vấn đề móng sụt lún, bê tông cốt thép bị ăn mòn thì cần có phương án xử lý nền móng cụ thể.
Ngoài ra, với những vết nứt bê tông nhẹ, không ảnh hưởng đến kết cấu công trình, chủ nhà có thể chọn phương pháp gia cố, tăng cường khả năng chịu lực, sử dụng kéo trám vết nứt tường để đảm bảo tính thẩm mỹ, loại bỏ vết nứt hiệu quả.
Các phương pháp sửa chữa cơ bản khắc phục nứt sàn bê tông
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp sửa chữa cơ bản để khắc phục tình trạng nứt sàn bê tông mà bạn có thể tham khảo. Dưới đây, bài viết sẽ giới thiệu một số phương án phổ biến, được nhiều người ứng dụng:
Các biện pháp ngăn chặn xảy ra hiện tượng nứt bê tông
Trước hết, cần tìm hiểu phương pháp ngăn chặn tình trạng nứt bê tông xảy ra để đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình và tránh trường hợp nứt trên diện rộng.
Bê tông sau khi đổ cần được bảo dưỡng đúng quy trình
Mất nước từ bề mặt bê tông chính là nguyên nhân chính gây ra những vết nứt không mong muốn. Do đó, bạn cần chú trọng đến bảo dưỡng sàn bê tông để tránh mất nước, đặc biệt là ở những vị trí dầm và cột.
Khi bề mặt bê tông khô ráo, hãy dùng biện pháp giữ ẩm đúng cách như phủ thảm ngâm nước, xây gờ xung quanh sàn, ngâm sàn với nước… Thời gian bảo dưỡng bê tông cần thực hiện trong vòng 3 ngày và đảm bảo bề mặt bê tông luôn được giữ ẩm tuyệt đối.
Chú ý phần móng, nền nhà khi xây dựng
Lớp móng cần được đầm chặt, san phẳng và đảm bảo độ bền vững, chắc chắn ngay từ đầu. Nền móng chắc chắn ngay từ đầu sẽ hạn chế tối đa tình trạng nứt vỡ bê tông hiệu quả.
Sử dụng cốt liệu phù hợp, cấp phối đúng chuẩn
Cấp phối bê tông và trộn đúng cách là một trong những phương án ngăn chặn nứt sàn bê tông hiệu quả. Trường hợp sử dụng quá ít xi măng chắc chắn sẽ xảy ra các hiện tượng nứt vỡ sau này. Còn nếu quá nhiều nước thì bê tông cũng bị yếu, dần hình thành vết nứt sau một thời gian sử dụng.
Bên cạnh cấp phối đúng chuẩn thì cốt liệu chất lượng là giải pháp tốt nhất giúp bê tông không bị co ngót. Từ đó, tránh tình trạng nứt bê tông cực kỳ hiệu quả.
Tuyệt đối không sử dụng quá tải so với thiết kế ban đầu
Việc sử dụng quá tải so với thiết kế ban đầu khiến bê tông xuống cấp trầm trọng sau một thời gian ngắn. Nặng hơn, bề mặt sẽ xuất hiện các vết nứt, tải trọng càng lớn thì vết nứt càng nhiều. Do đó, hãy chắc chắn sử dụng đúng tải trọng như thiết kế để đảm bảo độ bền, an toàn cho kết cấu công trình.
Các phương pháp sửa chữa cơ bản hiện nay
Trường hợp không thể ngăn chặn và bắt đầu xuất hiện các vết nứt trên sàn bê tông, bạn có thể sử dụng một số phương pháp sửa chữa, xử lý nứt sàn bê tông hiệu quả ngay dưới đây:
Xử lý bằng máy bơm áp lực
Bạn cần chuẩn bị keo bơm Epoxy Sikadur 752, SL1400, TCK-1400, TCK-E500 hoặc TCK-E206 và keo trám trét Bestbond EP751, TCK-1401 hoặc Sikadur 731, SL1401.
Bước 1: Kiểm tra, xác định vị trí vết nứt cần được xử lý
Khi xác định được chính xác vị trí vết nứt cần phải xử lý, hãy tiến hành vệ sinh bằng bàn chải sắt hoặc máy mài chuyên dụng.
Bước 2: Tiến hành khoan tạo lỗ
Cách vết nứt khoảng 2cm – 5cm, khoan xéo một lỗ 45 độ vào đường nứt, mũi khoan có chiều sâu từ 7 – 20cm. Mỗi vị trí khoan cách nhau khoảng 20 – 25cm. Sau đó, tiến hành dùng máy thổi bụi vệ sinh lỗ khoan.
Bước 3: Lắp đặt kim bơm keo
Tiến hành đặt kim bơm keo TC-C10 vào lỗ đã khoan và vặn chặt theo chiều kim đồng hồ. Trám bề mặt vết nứt bằng vật liệu TC-1401 tránh trường hợp keo rơi ra ngoài.
Bước 4: Tiến hành quá trình bơm keo Epoxy áp lực cao
Sau khi để yên 3 giờ đồng hồ, kiểm tra bề mặt kết dính đã khô hoàn toàn hay chưa. Nếu rồi, tiến hành bơm keo Epoxy theo tỷ lệ hướng dẫn bằng máy bơm áp lực cao SL500/TCK-500/TCK-600 đến khi keo đầy vết nứt thì dừng lại.
Bước 5: Vệ sinh
Sau 3 giờ, đập gãy các kim bơm, tiến hành làm phẳng bề mặt và vệ sinh sạch sẽ vị trí xử lý vết nứt bê tông.
Xử lý bằng xy lanh
Bước 1: Kiểm tra, xác định vị trí và vệ sinh vết nứt bê tông sạch sẽ
Bước 2: Tiến hành dán nắp ống bơm xy lanh
Sử dụng keo Epoxy trám TC-1401 pha trộn theo tỷ lệ để dán nắp ống bơm xilanh vào vị trí xuất hiện các vết nứt bê tông. Khoảng cách các ống bơm xy lanh khoảng 20 – 25 cm và dán giữa vết nứt.
Bước 3: Trám trét vết nứt
Trám trét một lớp keo Epoxy TC-1401 dọc theo bề mặt của vết nứt để keo không bị tràn ra ngoài.
Bước 4: Bắt đầu bơm Keo Epoxy bằng xy lanh
Sau 3 giờ, nếu bề mặt keo Epoxy TC-1401 đã khô cứng hoàn toàn, tiến hành dùng xy lanh hút vật liệu keo Epoxy TCK-E206 hoặc TCK-E500 hoặc TCK-1400 đã trộn theo tỷ lệ để bơm vào đường nứt.
Sau khoảng 3 giờ sau, vật liệu bơm vào đã cứng và có thể gỡ bỏ ống bơm xi lanh, xử lý bằng phẳng và vệ sinh bề mặt.
Cắt bề mặt bê tông theo hình chữ V để xử lý vết nứt nhanh chóng
Với những bề mặt bê tông bị nứt nhẹ, không ảnh hưởng sâu vào kết cấu bên trong có thể xử lý bằng các bước dưới đây:
Bước 1: Vệ sinh vết nứt bê tông sạch sẽ.
Bước 2: Dùng máy cắt bê tông cắt hình chữ V theo chiều dọc vết nứt với chiều rộng khoảng 2cm và chiều sâu khoảng 1,5cm.
Bước 3: Vệ sinh vết cắt ở bước 2 sạch sẽ.
Bước 4: Dùng chất trám khe Sikadur 731 hoặc keo trám vết nứt tường Sikaflex Construction AP để bơm vào đường nứt và chờ khô rồi xử lý bề mặt bằng phẳng là hoàn tất.
Tiêm Epoxy
Với vết nứt nhỏ, bề rộng khoảng 0.05 mm nên sử dụng tiêm epoxy để xử lý hiệu quả. Kỹ thuật này bao gồm những công đoạn như khoan đặt các đầu dẫn chạy dọc theo vết nứt, trám bít và tiêm epoxy dưới áp lực ở bước cuối cùng.
Trường hợp nguyên nhân gây nứt không được xử lý phải làm sao?
Nếu không xử lý được nguyên nhân gây nứt, có thể cân nhắc sử dụng một số biện pháp xử lý như sau:
Xẻ rãnh và bít vết nứt
Nếu bề mặt bê tông cần khắc phục không phải gia cố khả năng chịu lực, nên ưu tiên sử dụng kỹ thuật xẻ rãnh và trám bít vết nứt. So với tiêm epoxy thì kỹ thuật này đơn giản hơn rất nhiều và phù hợp với những bề mặt thẳng đứng, tường, vách, bề mặt cong như ống, cọc, cột tròn.
Quy trình thi công diễn ra theo các bước cụ thể:
Bước 1: Chuẩn bị rãnh ở bề mặt bê tông có chiều sâu từ 6 đến 25mm.
Bước 2: Làm sạch các rãnh bằng dụng cụ thổi khí, phun nước, sấy khô hoặc phun cát.
Bước 3: Chèn chất bịt kín vào rãnh khô.
Bước 4: Chờ chất bịt kín cứng lại, bám dính với bề mặt bê tông để vệ sinh sạch sẽ là đã hoàn tất quy trình xử lý vết nứt bê tông cực hiệu quả.
Khâu vết nứt bê tông
- Bước 1: Khoan lỗ ở vị trí 2 bên vết nứt rồi gắn chốt kim loại hình chữ U, chân ngắn dọc theo vết nứt.
- Bước 2: Làm sạch các lỗ vừa khoan.
- Bước 3: Neo chân của các mấu sắt trong lỗ bằng vữa không co ngót hoặc bằng vật liệu gốc epoxy.
- Bước 4: Chờ vật liệu cứng lại và vệ sinh bằng phẳng bề mặt.
Gia cường cho vết nứt bê tông
Phương pháp gia cường cho vết nứt bê tông được thực hiện bằng cách chèn các thanh cốt thép và dán chúng tại vị trí xuất hiện vết nứt bằng epoxy.
Các bước thực hiện bao gồm: Trám bít vết nứt, khoan lỗ vuông góc với mặt phẳng nứt, đặt các thanh thép tăng cường vào lỗ khoan, lấp đầy lỗ bằng vật liệu epoxy và cuối cùng là chờ cho vật liệu cứng lại hoàn toàn.
Gia cường bằng thép dự ứng lực
Khi phần lớn kết cấu cần được gia cường hoặc xuất hiện các vết nứt cần xử lý, hãy sử dụng thép dự ứng lực để mang lại hiệu quả cao nhất. Với kỹ thuật này, người thợ sẽ dùng sợi hoặc thanh ứng lực để truyền lực nén lên kết cấu. Yêu cầu của phương pháp này là có hệ neo cho thép dự ứng lực và thực hiện cẩn thận để tránh vấn đề phát sinh sau này.
Phương pháp khoan và cắm
Kỹ thuật khoan và cắm sử dụng cho vết nứt dạng đường thẳng, tiếp cận ở một đầu. Phần khóa vữa này mang đến những công dụng như ngăn chặn chuyển động ngang của bê tông gần vết nứt, giảm rò rỉ thông qua vết nứt, hạn chế trôi đất sau bức tường.
Phương pháp làm đầy trọng lực
Những vết nứt có chiều rộng bề mặt từ 0.03 – 2mm có thể sử dụng các vật liệu gốc nhựa có độ nhớt thấp để bịt kín bằng phương pháp làm đầy trọng lực.
Bước 1: Làm sạch bề mặt vết nứt bê tông bằng cách thổi khí, phun nước.
Bước 2: Dùng phương pháp làm đầy trọng lực để đưa các vật liệu gốc nhựa có độ nhớt thấp vào bên trong vết nứt.
Bước 3: Chờ cho các vật liệu này khô và xử lý bề mặt bằng phẳng.
Trên đây là hướng dẫn cách xử lý vết nứt sàn bê tông chi tiết, cụ thể từng bước một mà bạn không nên bỏ qua. Lưu ý, tùy vào tình trạng, nguyên nhân vết nứt xuất hiện để chọn được phương án phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian xử lý.
Nhân viên tư vấn – Thành Hưng Group
Chuyên gia phân tích và tư vấn lộ trình vận chuyển của Thành Hưng với 10 năm kinh nghiệm trong ngành logistics và hỗ trợ điều phối kho hàng
Sở thích: tìm hiểu kiến thức chuyên sâu về phong thủy, trang trí không gian nhà cửa