Bố trí phòng ăn và bếp sao cho gọn gàng và ngăn nắp là cách giúp bạn làm chủ căn bếp của mình. Nếu như gia đình bạn có một người thích nấu ăn, chắc chắn đồ dùng trong nhà bếp là rất nhiều. Vậy bài toán đặt ra là phải sắp xếp làm sao để tất cả đồ đạc được gọn gàng, để đúng chỗ và bố trí khoa học.
Để phân loại đồ dùng trong nhà bếp hợp lý, gia chủ cần phải có cách sắp xếp đồ đạc trong nhà bếp thông minh. Hãy cùng Taxi tải Thành Hưng tìm hiểu nhé.
Phương pháp lựa chọn đồ dùng khi bố trí phòng ăn và bếp
– Đảm bảo đúng mục đích sử dụng, không nên mua những đồ không cần thiết hoặc ít khi dùng đến.
– Chọn đồ nhà bếp chất lượng, chính hãng, có độ bền để sử dụng lâu dài nhưng cần để ý đến giá thành khi mua cho hợp lý.
– Lựa chọn kích thước đồ đạc phù hợp với kích thước nhà bếp để mọi thứ trở nên cân đối, đẹp mắt.
– Nên mua những đồ có nhiều tính năng để giảm bớt số lượng trong không gian nhà bếp.
Những món đồ dùng cần thiết cho nhà bếp, phòng ăn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình và sở thích sinh hoạt ăn uống của mỗi nhà. Tuy vậy, căn bếp phải đảm bảo có các đồ dùng sau:
- Đồ dùng nhà bếp nấu nướng (bếp gas, bếp điện từ, bếp hồng ngoại…)
- Bộ nồi nấu ăn: nồi cơm, lò nướng, lò vi sóng, xoong chảo, bộ nồi các kích cỡ khác nhau
- Đồ chứa đồ ăn: bát, đũa, đĩa, thìa…
- Dụng cụ chế biến thức ăn: rổ, dao, thớt, kéo, máy xay…
- Đồ bảo quản đồ ăn: tủ lạnh, thùng chứa thực phẩm khô, kệ để đồ dùng nhà bếp, tủ bếp
- Khu vực chế biến thức ăn: bồn rửa, sọt đựng rác…
- Khu vực bàn ăn: Bàn ăn, ghế ăn…
- Đồ dùng hỗ trợ: máy hút mùi, máy lọc nước…
Cách sắp xếp đồ dùng khi bố trí phòng ăn và bếp
Khi sắp xếp đồ dùng trong nhà bếp, ngoài việc hạn chế lựa chọn các món đồ ít sử dụng, không cần thiết thì bạn lưu ý các cách bố trí sau:
- Sắp xếp đồ thường xuyên dùng đến trong nhà bếp ở khu vực vừa tầm tay với, nơi dễ thấy, dễ cất như: bát, đĩa, nồi niêu xoong chảo, đũa thìa, gia vị, dao, thớt…
- Những món đồ ít sử dụng như nồi lớn, nồi áp suất có thể cất trong tủ bếp để tạo sự gọn gàng.
- Đối với người thích làm đồ nướng thì có thể để đồ dùng chuyên biệt ở một vị trí để tiện sử dụng.
- Khu vực bàn ăn sẽ gồm có bàn, ghế và bộ đồ ăn: bát đĩa, đũa, dĩa, thìa, gia vị… để tiện sử dụng.
- Khu vực vệ sinh: bố trí riêng với các món đồ nội thất như bồn rửa bát, chậu, máy rửa bát, găng tay, nước rửa, khăn lau…
- Khu vực chất thải: thùng rác đặt ở nơi cần thiết, đặc biệt là ở khu vực sơ chế đồ ăn, thường là dưới bồn rửa.
- Khu vực để đồ thực phẩm: tủ để đồ khô, tủ lạnh… nên được bố trí cách biệt với khu vệ sinh bồn rửa, tránh độ ẩm và đảm bảo an toàn, đảm bảo độ bền cho các thiết bị điện thử, tránh thực phẩm không bị mốc.
Trên đây là hướng dẫn cách bố trí phòng ăn và bếp gọn gàng và khoa học, hi vọng sẽ giúp các bạn sắp xếp nhà bếp ngăn nắp và tiện sử dụng hơn.
Xem thêm:
Nhân viên tư vấn – Thành Hưng Group
Chuyên gia phân tích và tư vấn lộ trình vận chuyển của Thành Hưng với 10 năm kinh nghiệm trong ngành logistics và hỗ trợ điều phối kho hàng
Sở thích: tìm hiểu kiến thức chuyên sâu về phong thủy, trang trí không gian nhà cửa