Nhắc đến Tết Nguyên Đán, ai ai cũng nghĩ đến sắc đỏ may mắn, rực rỡ trong dịp lễ này. Mời các bạn cùng tìm hiểu tập tục đón Tết Nguyên Đán tại các quốc gia Châu Á. Mỗi một dân tộc đều có những cách đón Tết khác nhau, mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho khách du lịch.
Tết Nguyên Đán tại Trung Quốc
Tết Nguyên Đán đối với mỗi dân tộc tại châu Á đều là ngày lễ quan trọng nhất trong 1 năm. Các hoạt động lễ hội, tụ điểm vui chơi, phiên chợ xuân đều diễn ra thường xuyên với không khí náo nhiệt, vui vẻ và sinh động. Trung Quốc là quốc gia láng giềng với Việt Nam. Chính vì vậy, Tết Nguyên Đán tại Trung Quốc cũng có khá nhiều nét tương đồng với Tết tại Việt Nam.
Trong những ngày đầu năm mới, người Trung Quốc thường trang trí không gian cảnh quan với những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ, pha lẫn những chi tiết vàng kim may mắn. Mỗi gia đình người Hoa đều có thói quen quây quần bên nhau, làm những món ăn truyền thống để thờ cúng tổ tiên.
Đầu năm mới sau khi đốt pháo đón giao thừa, người Trung Quốc sẽ tiến hành các nghi lễ linh thiêng để đón rước thần linh, tổ tiên. Sau đó, cả nhà sẽ cùng nhau đi chúc Tết họ hàng, thông gia, hàng xóm làng giềng. Đầu năm mới, người Trung Hoa trao nhau những phong bao lì xì màu đỏ may mắn. Chúng vừa mang ý nghĩa chúc tiền tài, lộc may mắn, vừa chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xem thêm: Mẹo mua sắm siêu tiết kiệm cho Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán của người Mông Cổ
Tết Nguyên Đán của những người dân du mục Mông Cổ chứa nhiều nét văn hóa khác biệt, mới lạ đối với khách du lịch. Chẳng hạn khi tới thăm họ hàng, người khách phải làm lễ Zolgokh. Từng người cầm khăn Khadag đặt trên tay gia chủ và hỏi “Bác sống bình yên chứ? Tết nhà mình đang chuẩn bị có tốt không?”. Gia chủ sẽ hôn hai bên má người khách, tặng khoản tiền nhỏ và mời uống ba lần rượu. Khi chuẩn bị về, khách tặng lại gia chủ một món quà.
Món ăn truyền thống ngày tết Mông Cổ là bánh nhân thịt cừu, còn gọi là buuz. Không giống như người Việt chuẩn bị bánh chưng, dưa hấu trong ngày Tết, món ăn trong Tết Nguyên Đán ở Mông Cổ bao gồm thịt cừu, thịt bò, mỳ vằn thắn, sữa ngựa lên men và sữa dê. Đặc biệt, các gia đình Mông Cổ luôn trữ sẵn đồ ăn trong nhà. Dù chủ nhà vắng mặt, khách đi đường vẫn có thể dùng bữa. Sau đó khách để lại tiền cảm ơn hoặc dấu hiệu cho gia đình.
Xem thêm: Nguyên tắc chuyển nhà đầu năm giúp gia chủ phát tài
Tết cổ truyền tại Hàn Quốc
Không ít người trong chúng ta đã có cơ hội tiếp cận nền văn hóa của Hàn Quốc qua báo chí, phim ảnh. Người Hàn Quốc chuẩn bị các món ăn truyền thống cho Tết Nguyên Đán đa dạng và cầu kỳ. Bàn thờ đêm giao thừa có khi tới hơn 20 món. Các món ăn không thể thiếu trong ngày tết có thể kể đến như tteokguk (canh bánh gạo), galbijjim (thịt hầm), japchae (miến trộn rau), yakgwa (món tráng miệng truyền thống)…
Các địa điểm phục vụ cộng đồng như bảo tàng lịch sử, công viên vẫn mở cửa đón người dân và khách du lịch đến tham quan. Tại đây, nhân viên tổ chức sự kiện thường xuyên tổ chức không gian tìm hiểu văn hóa, trò chơi dân gian cho khách tham quan. Chính vì vậy, không khí Tết Nguyên Đán của Hàn Quốc chưa bao giờ hết huyên náo, vui vẻ.
(Nguồn tin: Theo Zing News)
Chuyên viên khảo sát
Từng làm việc trong lĩnh vực vận chuyển nhà, chuyển văn phòng, dọn nhà, chuyển nhà giá rẻ, chuyển nhà trọn gói, taxi tải, taxi tải giá rẻ, cho thuê xe tải từ năm 2010 đến nay.
Sở thích: viết blog, sắp xếp và trang trí nội thất, tìm hiểu thông tin về phong thủy, mẹo vặt cuộc sống.