Thành Hưng Tư vấn dịch vụ Phong cách kiến trúc Tân cổ điển

Phong cách kiến trúc Tân cổ điển

Phong cách kiến trúc Tân cổ điển có lẽ đã không còn xa lạ gì đối với các gia chủ tương lai, từ những mẫu nhà phố tân cổ điển cho tới biệt thự tân cổ điển 2 tầng, biệt thự tân cổ điển cao tầng,… Kiến trúc Tân cổ điển là một trong những phong cách kiến trúc có “tuổi thọ” dài nhất, trường tồn với thời gian, mặc cho sự lên ngôi hay thoái trào của những loại hình nhà ở khác. Vậy phong cách kiến trúc này có điểm gì hấp dẫn? Hãy cùng khám phá ngay những nét đặc trưng vô cùng cuốn hút qua bài viết dưới đây nhé!

https://thanhhunggroup.com/phong-cach-kien-truc-tan-co-dien/

Khái niệm về kiến trúc Tân cổ điển

Kiến trúc Tân cổ điển về cơ bản là sự kết hợp giữa kiến trúc cổ điển và hiện đại. Thuật ngữ kiến trúc Tân cổ điển ra đời từ phong trào bắt đầu từ giữa thế kỷ 12.

Phong cách kiến trúc Tân cổ điển không chỉ kế thừa những tinh hoa rực rỡ nhất của kiến trúc cổ điển mà còn tiếp thu những cái mới, cách tân từ xã hội hiện đại. Do vậy nên nó vừa đem lại cảm giác hoài cổ nhưng cũng không kém phần mới lạ, đặc sắc. Sức hấp dẫn của nó đến từ sự đẳng cấp, sang trọng và bề thế ẩn sau những đường nét, chi tiết hoa văn độc đáo mà bạn khó có thể bắt gặp trong phong cách kiến trúc nào khác.

Đặc trưng của kiến trúc Tân cổ điển

Mỗi phong cách kiến trúc đều có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, nhìn chung có thể thấy kiến trúc Tân cổ điển nhấn mạnh vào những mặt phẳng, chi tiết nhỏ, đề cao vai trò cá nhân thay vì tổng thể cộng đồng.

– Kiến trúc nhà phố – biệt thự tân cổ điển đẹp của Pháp đề cao sự cân đối, đối xứng, nhấn mạnh vào các chi tiết trang trí cầu kỳ trên cửa ra vào, phào và cửa sổ.

– Để có một thiết kế nhà phố hay biệt thự Tân cổ điển đẹp, ngoại thất bên ngoài không cần quá cầu kỳ như phong cách cổ điển mà chỉ cần thể hiện nét đẹp cổ kính nhẹ nhàng, ghi ấn tượng bằng những mặt phẳng tường, các hình khối được khắc tạc tạo cảm giác kiên cố và vững chãi.

https://thanhhunggroup.com/phong-cach-kien-truc-tan-co-dien/

– Hình khối kiến trúc cân đối và được biến tấu đa dạng hơn về không gian để phù hợp với từng chức năng sử dụng.

– Do tập trung nhiều vào sự đơn giản, sang trọng nên kiến trúc nhà phố/biệt thự Tân cổ điển đẹp thường tối giản về mặt trang trí, không quá màu mè, mọi chi tiết đều được sắp xếp một cách trật tự, tạo cảm giác rộng rãi và thông thoáng. Màu sắc được sử dụng nhiều như màu trắng, màu xám nhẹ, màu xanh… giúp cho những họa tiết nhẹ của phong cách kiến trúc Tân cổ điển được “khoe” rõ nét hơn.

– Theo đúng đặc trưng của phong cách thiết kế này, điểm nhấn sang trọng cầu kỳ nằm ở cửa sổ, ban công và các cột của biệt thự, kết hợp với những màu sắc thanh lịch như tông trắng kem, tông xanh nhẹ nhàng.

Xu hướng Kiến trúc Tân cổ điển tại Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam trong những năm gần đây, thiết kế theo phong cách kiến trúc Tân cổ điển đang làm mưa làm gió, chiếm trọn trái tim của các kiến trúc sư bởi vẻ đẹp “lai Tây” của nó, từ đường nét uốn lượn, hoa văn cho đến màu sắc và cách bố trí đều không thể chê vào đâu được.

Điển hình trong số đó phải kể đến những công trình lớn như các tòa nhà quốc hội cấp thành phố và cấp quốc gia, hay những chung cư cao cấp bậc nhất tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Khi đề cập đến những mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nghĩ đến một không gian kiến trúc vô cùng sang trọng, lộng lẫy và xa hoa, đầy quyến rũ. Các thiết kế biệt thự tân cổ điển luôn gây được ấn tượng với tất cả các khách hàng qua vẻ đẹp từ kiến trúc, thiết kế đến công năng sử dụng.

Những bản vẽ thiết kế biệt thự đẹp luôn đi liền với các chi tiết hoa văn tinh tế, sắc sảo tại phần cột nhà hay việc tạo hình trên các bức tường bên ngoài. Tất cả các chi tiết đều được tính toán, lựa chọn một cách vô cùng kỹ lưỡng và tỉ mỉ. Vì thế mà các mẫu biệt thự tân cổ điển luôn thể hiện được vị thế cũng như phong cách, đẳng cấp của gia chủ.

Có thể nói rằng, phong cách kiến trúc Tân cổ điển chính là sự kết hợp hài hòa nhất tinh hoa giữa hai phong cách thiết kế kiến trúc trái ngược hoàn toàn, đó là kiến trúc cổ điển xưa cũ và kiến trúc hiện đại tân thời.

Đánh giá dịch vụ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *