Thành Hưng Mẹo vặt gia đình Bố trí phòng bếp và những quy tắc bất di bất dịch

Bố trí phòng bếp và những quy tắc bất di bất dịch

bố trí phòng bếp

Bạn là một người ưu thích nội trợ, thường xuyên vào bếp xở nấu cho cả gia đình. Bạn luôn mong muốn có được một căn phòng bếp với đầy đủ tiện nghi và được bố trí đồ đạc hợp lý. Thế nhưng việc bố trí phòng bếp đối với bạn không dễ chút nào. Vậy phải làm sao?

Trong bài viết này dịch vụ Taxi Tải Thành Hưng sẽ hướng dẫn các bạn những quy tắc bố trí phòng bếp chuẩn chỉ nhất.

Nắm bắt  được những điều này sẽ giúp bạn rất nhiều. Vừa tiết kiệm được chi phí cho gia đình, vừa tạo nên không gian rộng rãi thoáng mát trong lúc xở nấu.

Bố trí phòng bếp và những quy tắc bất di bất dịch
Những nguyên tắc thiết kế bố trí đồ nội thất phòng bếp bất di bất dịch

Nguyên tắc cơ bản bố trí nội thất nhà bếp

Kích thước đối với một phòng bếp tiêu chuẩn

Với căn phòng bếp không quá rộng bạn chỉ nên bố trí đồ đạc vừa phải. Nhưng ba thứ quan trọng nhất trong phòng bếp bắt buộc phải có là: chậu rửa, bếp nấu và tủ bếp.

Trường hợp, bạn muốn phòng bếp rộng rãi thì không cần bàn ăn tích hợp. Ở Việt Nam diện tích phòng bếp sử dụng phổ biến là: 12m2, 17m2, 22m2, 27m2.

Cách bố trí phòng bếp cho các khu chức năng tiêu chuẩn.

Quan sát 3 chức năng chính bố trí phòng bếp sau:

Bố trí phòng bếp và những quy tắc bất di bất dịch
Tam giác vị trí sử dụng thường xuyên nhất khi bố trí đồ đạc nội thất

Cất trữ đồ – Chuẩn bị đồ – Nấu nướng

1.Khu vực “cất trữ đồ

Tủ lạnh nên được đặt gần cửa vào. Lời khuyên cho bạn là nên đặt tủ lạnh và tủ đựng thực phẩm khô tại ngay cửa vào bếp. Cách bố trí phòng bếp khoa học là hãy đặt các tủ đựng thức ăn của bạn một bên và mặt bàn chuẩn bị một bên. Điều này sẽ cho phép bạn dễ dàng sắp xếp mọi thứ ra và vào tủ lạnh.

Bố trí phòng bếp và những quy tắc bất di bất dịch
Tủ lạnh đặt ngay tại cửa ra vào phòng bếp giúp bạn thuận tiện trong công việc xở nấu

Các tủ đựng thức ăn có thể thêm tủ phụ để chứa các vật phẩm như khăn giấy, đồ sơ cứu y tế. Sử dụng các ngăn kéo ở khu vực này để giữ túi nilon, phụ kiện và bất cứ thứ gì cần thiết. Đối với các tủ trong khu vực này, bạn sẽ muốn để những vật phẩm linh tinh khác như bát đũa, chảo rán, máy xay, cân đo….

2. Khu vực chuẩn bị đồ ăn

Khi bố trí phòng bếp thì tốt nhất bạn hãy setup khu vực chuẩn bị đồ nấu nướng và làm sạch thực phẩm nên được đặt xung quanh vị trí của bồn rửa. Trong khu vực này sẽ được đùng để các vật phẩm sử dụng thường xuyên như bát đĩa, dao, hộp đựng đũa cùng với thùng rác và máy rửa chén.

Không gian cho phép của bàn là 45-92 cm từ mép bàn đến mép chậu rửa ở một bên hoặc cả 2 bên. Khu vực chuẩn bị tốt nhất luôn cần phải giữ sạch sẽ. Vì chúng ta thường để các đồ dùng khác như bát đĩa, đồ dùng lên trên đó.

Bố trí phòng bếp và những quy tắc bất di bất dịch
Luôn tạo khảo khoảng cách giữa các vị trí hợp lý trong phòng bếp để di chuyển thoải mái nhất

Khoảng cách nhỏ nhất giữa bàn chuẩn bị và khu vực nấu ăn là 92cm. Bởi vì khoảng cách này cần phải phù hợp với việc đi lại khi nấu nướng, kể cả khi bếp nhà bạn nhỏ. Tuy nhiên, khi bố trí phòng bếp lớn hơn sẽ cần nhiều hơn thế. Đây là một trong những lý do mà giải thích tại sao đảo bếp đang ngày càng phổ biến. Nó cung cấp một bề mặt đủ rộng và đủ ánh sáng để thực hiện phần lớn các công việc nhà bếp.

Xem thêm: 6 lỗi đại kỵ trong phong thủy nhà bếp

3. Khu vực nấu nướng

Đồ dùng làm bếp nên được đặt ngay bên cạnh bếp để bạn dễ dàng sử dụng.

Khu vực nấu ăn nên được bố trí xung quanh phạm vi của bếp đun và lò vi sóng. Đặt nồi, chảo rán và vỉ nướng bên cạnh bếp lửa và lò vi sóng của bạn. Bạn nên đặt các thiết bị nhỏ như lò nướng và máy pha cà phê ở khu vực này thay vì đặt ở bàn chuẩn bị đồ nấu.

Bố trí phòng bếp và những quy tắc bất di bất dịch

Ngoài ra, khi bố trí phòng bếp tại khu vực nấu nướng bạn cần quan tâm đến khoảng cách từ 2 bên mặt bếp đến hai bên bếp đun cho phép là 53-92 cm.

Nếu có thể, lò nướng gắn tường nên đặt ngay bên cạnh mặt bếp để bạn có thể đặt đồ ăn nóng xuống ngay khi bê ra. Đặt các hộp đựng gia vị và các vật dụng nấu ăn cần thiết ngay trong ngăn kéo và tủ gần đó để phục vụ cho việc nấu ăn.

Xem thêm: Tháo lắp và vận chuyển tủ bếp khi chuyển nhà

Khoảng cách giữa các bộ phân trong phòng bếp

Điều quan trọng nhất chúng ta cần lưu tâm khi bố trí phòng bếp đẹp, gọn gàng thoáng mát là kích thước tiêu chuẩn cho các tủ đựng đồ nhà bếp.

Tủ trên thường được đặt ở vị trí cách mặt bếp 46 cm và chiều cao của tủ là 76-107 cm. Chiều cao tối đa trung bình của tủ trên tính từ mặt sàn là 178-203 cm. Tủ trên cao trên 2 m sẽ cần kê chân khi bạn muốn lấy đồ. Tủ trên cao hơn 2.1 mét là không thực tế đối với đa số mọi người.

Bố trí phòng bếp và những quy tắc bất di bất dịch
Khoảng cách giữa các vị trí trong phòng bếp tạo nên sự thông thoáng cho căn phòng

Các kích thước tiêu chuẩn cho tủ là 61 cm độ sâu và 92 cm chiều cao. Nói chung mọi người đang ngày càng cao hơn, do đó một số chủ nhà sử dụng tủ cao đến 97cm.

Trên đây là những hướng dẫn về quá trình thiết kế bố trí phòng bếp tiêu chuẩn. Bạn hãy bỏ chút thời gian tìm tòi và nghiên cứu để có được một không gian tuyệt vời nhất cho gia đình nhé. Ngoài ra, khi bố trí phòng bếp cần lưu ý đến phương diện về phong thủy nhé. Vì đây là nơi giữ lửa và duy trì sự ấm cúng trong gia đình.

Đánh giá dịch vụ