Thành Hưng Cẩm nang Tục lệ cúng Tết Hàn thực ở Việt Nam

Tục lệ cúng Tết Hàn thực ở Việt Nam

https://thanhhunggroup.com/bai-viet-hay-ve-tet-han-thuc/

Tục lệ cúng Tết Hàn thực (mùng 3/3 Âm lịch) ở nước ta được thực hiện như thế nào và bao gồm những lễ nghi gì? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây:

Tục ăn bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn thực

Bánh trôi, bánh chay là món ăn đặc trưng của người Việt Nam ta vào mỗi dịp Tết Hàn thực, cũng từ đó bánh trôi còn được biết đến với cái tên “bánh Hàn thực”.

Tục lệ ăn bánh trôi, bánh chay vào tết Hàn thực ở Việt Nam được cho là bắt đầu từ giai đoạn nhà Lê Trung Hưng (1533 – 1789). Trong các ghi chép về văn hóa dân gian, Lê Quý Đôn cũng viết rằng “Tục nước ta trọng nhất bánh trôi nước, mỗi năm cứ ngày mồng 3 tháng 3 thì làm bánh ấy”. Điều này đã chứng tỏ phần nào sự lâu đời của tục ăn bánh trôi, bánh chay ở nước ta.

Bánh trôi nước, bánh chay là những món ăn quen thuộc vào ngày Tết mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là kết tinh của nét đẹp văn hóa và bản sắc của người Việt.

https://thanhhunggroup.com/tuc-le-cung-tet-han-thuc-o-viet-nam/

Hai loại bánh được làm từ bột gạo được ông bà ta chế biến mang đậm văn hóa của nền văn minh lúa nước. Hình ảnh bánh trôi, bánh chay tròn, trắng xếp đầy cạnh nhau mang ý tưởng nhớ đến sự tích “mẹ Âu Cơ và bọc trăm trứng”.

Ý nghĩa của bánh trôi và bánh chay trong ngày Tết Hàn thực

Trong tục lệ cúng Tết Hàn thực, bánh trôi, bánh chay đều được làm từ bột gạo nếp mang đậm ý nghĩa của văn hóa lúa nước Việt Nam, tương tự như bánh chưng, bánh dày.

Hình ảnh bánh trôi, bánh chay được nặn hình tròn thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 người con theo mẹ Âu Cơ đi xuống biển, bánh chay lại thể hiện cho 50 người còn theo cha Lạc Long Quân lên rừng xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho thế gian.

https://thanhhunggroup.com/tuc-le-cung-tet-han-thuc-o-viet-nam/

Tục lệ cúng Tết Hàn thực gồm những gì?

Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch hàng năm, mỗi gia đình thường chuẩn bị những mâm lễ để cúng gia tiên, lễ Phật với các món chính gồm: Bánh trôi, bánh chay, trầu cau, hương, hoa tươi và trái cây. Dân gian quan niệm số lẻ sẽ mang lại may mắn, vậy nên lượng bánh trôi, bánh chay được cúng thường là 3 hoặc 5 đĩa/bát bánh.

https://thanhhunggroup.com/tuc-le-cung-tet-han-thuc-o-viet-nam/

Tết Hàn thực khác gì tiết Thanh minh?

Bởi có sự trùng hợp giữa Tết Hàn thực và tiết Thanh minh về thời gian nên rất nhiều người thường nhầm lẫn hai ngày lễ này là một. Tuy nhiên, chúng có ý nghĩa khác biệt hoàn toàn.

Vào Tết Hàn thực các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ dâng cúng ông bà tổ tiên, lễ Phật nhằm bày tỏ lòng thành và sự biết ơn, cùng nhau quây quần ăn bánh trôi, bánh chay để cầu mong điềm lành đến với cả gia đình.

Mặt khác, tiết Thanh Minh là dịp con cháu đến viếng, tảo mộ và chăm sóc, sửa sang mộ phần của ông bà tổ tiên để bày tỏ lòng tôn kính, nhớ thương người đã khuất. Bên cạnh đó, Tết Hàn thực diễn ra cố định mỗi năm vào ngày 3/3 âm lịch còn tiết Thanh minh không có ngày cố định, mỗi năm mà chỉ rơi vào một ngày trong tháng 3 âm lịch.

https://thanhhunggroup.com/tuc-le-cung-tet-han-thuc-o-viet-nam/

Tục lệ cúng Tết Hàn thực là của Việt Nam hay Trung Quốc?

Tuy tết Hàn thực của Việt Nam bắt nguồn từ phong tục Trung Quốc nhưng đã được hợp nhất và thay đổi gần như hoàn toàn khi du nhập vào nền văn hóa nước ta. Tết Hàn thực đã cải biên về cơ bản và vào ngày này, chúng ta vẫn nấu nướng bình thường, không kiêng khem dùng lửa hay chỉ ăn thức ăn lạnh như phong tục nước bạn. Vậy nên có thể nói ngày Tết Hàn thực hay tết bánh trôi – bánh chay ở Việt Nam là nét đẹp văn hóa riêng biệt của nước ta.

Đánh giá dịch vụ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *