Thành Hưng Mẹo vặt gia đình Các câu hỏi về ngày Tết Đoan Ngọ

Các câu hỏi về ngày Tết Đoan Ngọ

https://thanhhunggroup.com/tet-doan-ngo-la-gi-tet-doan-ngo-2023-vao-ngay-nao-nguon-goc-va-y-nghia/

Tại sao ngày Tết Đoan Ngọ gọi là Tết diệt sâu bọ?

Thời xa xưa, khi sâu bọ oanh tạc cây trồng khiến mùa màng thất bát thì bỗng nhiên một ông lão xuất hiện tự xưng là Đôi Truân từ miền khác đến. Ông lão này bày cách cho nông dân rằng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio, trái cây và đồng thời vận động thể dục trước nhà trong khi cúng. Sau khi làm theo đúng lời ông dặn, chỉ một lúc sau, sâu bọ nhanh chóng biến đi mất.

Từ đó, người dân vẫn giữ ngày này như ngày Tết diệt sâu bọ. Ngày nay Tết diệt sâu bọ vẫn được làm lễ cúng rất chu đáo ở các làng quê Việt Nam, có lẽ do gắn liền với văn hóa nông nghiệp nước ta.

Tại sao Tết Đoan Ngọ rơi vào 5/5 âm lịch?

Người dân nước ta trước đây ăn tết vào tháng 11 Âm lịch (còn được gọi là tháng Tí), nên tháng 5 chính là tháng giữa năm, cũng là lúc vừa kết thúc vụ Chiêm, bước vào vụ Mùa. Nên thời điểm này được người dân làm lễ cúng như cách tạ ơn trời đất, tổ tiên, ăn mừng mùa vụ thành công.

Theo phân tích của các chuyên gia, “Đoan” có nghĩa là bắt đầu, “Ngọ” ý chỉ giờ ngọ, tức chỉ khoảng thời gian nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ đến 13 giờ chiều). Nên Đoan Ngọ có thể hiểu là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”.

Vì nông dân trồng lúa nước thường phải quan sát thời tiết và có hướng trồng trọt phù hợp, nên từ đó ngày Tết diệt sâu bọ ở Việt Nam được hình thành.

Tết Đoan Ngọ ở 3 miền có gì khác nhau?

Từ thời xưa, người dân đồng Bằng Bắc Bộ thường dùng cơm rượu nếp để diệt côn trùng, sâu bọ. Vì người xưa quan niệm, vị nồng của cơm nếp cùng men cay của rượu có thể xua đuổi, tiêu diệt ký sinh trùng có hại cho cơ thể.

https://thanhhunggroup.com/cac-cau-hoi-ve-ngay-tet-doan-ngo/

Còn tại miền Trung, một trong những khu vực có thời tiết khắc nghiệt nhất Việt Nam, người dân sẽ đón tết này bằng cách cúng lớn để cầu mong sự yên bình, mùa màng bội thu. Mâm cỗ của người miền Trung thường có cơm rượu như một “công cụ” để diệt sâu bọ cùng với bánh tráng, chè kê và không thể thiếu món bánh gio.

https://thanhhunggroup.com/cac-cau-hoi-ve-ngay-tet-doan-ngo/

Ở miền Nam, cơm rượu cũng được xem là nguyên liệu cúng không thể thiếu nhưng với hình thức khác. Cơm rượu ở đây được vo thành từng viên tròn, ăn kèm với xôi vò. Theo truyền thống của người dân miền Nam, thịt vịt cũng là đồ cúng không thể thiếu cho dịp lễ quan trọng này.

https://thanhhunggroup.com/cac-cau-hoi-ve-ngay-tet-doan-ngo/
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Nam

Theo quan niệm dân gian, người ta ăn các món làm từ nếp vào ngày Tết Đoan Ngọ nhằm loại trừ bệnh tật, nâng cao sức khỏe.

Các hoạt động diễn ra vào ngày Tết Đoan Ngọ?

Ngoài việc bày biện mâm cúng mùng 5/5 vào giờ Ngọ (12h trưa) trong ngày, thì người dân ở các vùng quê sẽ rủ nhau đi hái lá về nấu nước xông để làm sạch cơ thể và giải cảm. Theo dân gian, 12h ngày 5/5 là thời điểm có dương khí tốt nhất, mặt trời tỏa nắng tốt nhất trong năm. Một số nơi có tục treo ngải cứu để trừ tà.

Vì lẽ đó mà ở miền Bắc, món nếp cẩm, đặc biệt là rượu nếp cẩm không thể thiếu trong ngày này. Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là “cái”. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn trộn với cái, tạo vị ngọt cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.

https://thanhhunggroup.com/tet-doan-ngo-la-gi-tet-doan-ngo-2023-vao-ngay-nao-nguon-goc-va-y-nghia/

Còn ở các tỉnh miền Trung, món không thể thiếu trong mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ vài chục bánh trở lên. Ngoài ra, theo truyền thống của người miền Nam, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này. Tại TP. Hồ Chí Minh, vịt quay, heo quay ngày này thường tăng giá hơn so với ngày thường.

Trong ngày này nhiều người còn tắm lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ. Còn tại vùng ven biển, người dân tắm biển vào đúng giờ Ngọ.

https://thanhhunggroup.com/cac-cau-hoi-ve-ngay-tet-doan-ngo/

Ngoài ra nhiều người quan niệm rằng vào ngày này, khí dương mạnh nhất trong năm nên rất thích hợp để cúng cầu an. Cũng theo đó, các loại cây lá hái trong thời gian này được tin rằng có tác dụng tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi tìm hái thuốc.

Ai bị cảm vào dịp tết này được khuyên nên dùng 5 loại lá bạch đàn, lá dâu tằm, xương rồng, ngũ trảo và sả nấu nước xông để bớt bệnh.

Đánh giá dịch vụ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *