Nghi lễ cúng nhập trạch chuyển nhà mới

Hiện nay, do cuộc sống của nhiều gia đình trẻ quá bận rộn nên khi chuyển nhà mới chỉ làm lễ cúng nhập trách đơn giản với một mâm cúng nhỏ nhưng theo nhiều người quan niệm chuyển nhà là một ngày rất quan trọng nghi lễ cần phải chu đáo, cẩn thận không nên sai xót để được thần linh tổ tiên chấp thuận, phù hộ.

Sau đây, Thành Hưng xin trình bày các bước tiến hành thủ tục làm lễ cúng nhập trạch chuyển nhà mới đầy đủ nhất theo chuẩn phong thủy, tùy điều kiện gia đình và niềm tin tâm linh của bạn mà có thể thực hiện đầy đủ hay lược bỏ bớt cho phù hợp.

Những thứ cần chuẩn bị lễ cúng nhập trạch chuyển nhà 

Bạn cần nắm rõ những thứ chuẩn bị để cúng nhập trạch tránh để thiếu sót, mất thời gian trong ngày chuyển nhà. Hãy dùng một mảnh giấy nhỏ, ghi chú lại những thứ cần chuẩn bị trong lễ nhập trạch dưới đây và lên kế hoạch mua hoặc soạn ra sẵn nhé!

1. Tìm ngày tốt làm lễ nhập trạch

Một ngày tốt chuyển nhà nên hội tụ đủ các yếu tố: Thuận lợi cho chủ nhà, là ngày hoàng đạo đẹp nếu là ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ thì càng tuyệt vời. Bạn nên tham khảo danh sách ngày đẹp nhập trạch theo tuổi gia chủ.

2. Chuẩn bị mâm đồ cúng (lễ vật) nhập trạch

Mâm cúng nhập trạch thường có ba phần: là ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Bạn có thể chia làm 3 mâm nhỏ, hoặc bày chung trên một mâm lớn tùy điều kiện gia đình mà bạn có thể làm đồ cúng hoành tráng hay gọn nhẹ. Điều quan trọng vẫn là lòng thành, không có chuyện mâm cúng lớn thì sẽ được phù hộ nhiều hơn, vậy nên bạn cứ sắm lễ cúng chuyển nhà mới trong khả năng tài chính của mình.

  • Ngũ quả: Lựa chọn 5 loại trái cây tươi ngon theo mùa, ít hơn hoặc nhiều hơn 5 cũng được, miễn sao mâm trái cây tươi ngon và đẹp mắt.
  • Hương hoa: Gồm lọ hoa tươi cúng nhà mới (hồng, cúc hoặc ly), cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã, 3 hũ nhỏ đựng muối gạo và nước.
  • Mâm cơm cúng chuyển nhà: Phụ thuộc vào quan niệm thờ cúng mà bạn có thể chọn mâm cơm chay cúng chuyển nhà hoặc mâm cơm mặn.
    Nếu là mâm cỗ mặn thì gồm bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc heo quay, xôi hoặc cháo, các món mặn khác tùy ý.
    Nếu là mâm cơm chay thì có thể làm theo gợi ý sau: rau củ xào, canh rau củ, đậu hũ, xôi đậu, chè, bánh kẹo,….
    Ngoài ra mâm cơm cúng nhập trạch còn có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.
Minh họa: mâm cúng nhập trạch chuyển nhà mới
Minh họa: mâm cúng nhập trạch chuyển nhà mới

3. Chuẩn bị văn khấn

Văn khấn nhập trạch khi chuyển nhà gồm 2 phần là văn khấn thần linh và gia tiên. Lưu ý cần đọc văn khấn thần linh trước khi đọc văn khấn gia tiên. Bài văn khấn trình bày mong muốn của gia chủ, xin phép chuyển nhà, chuyển bàn thờ đến nhà mới nên đọc rành mạch với thái độ thành tâm.

4. Chuẩn bị các đồ vật khác

  • Bếp than dùng để ở giữa cửa chính.
  • Chiếu hoặc nệm đang sử dụng.
  • Theo thủ tục nhập trạch thì các thành viên khi bước vào nhà sẽ không được đi tay không, ai cũng phải cầm theo các đồ vật may mắn như: Chổi mới, bếp nấu (như bếp gas, bếp dầu, không dùng bếp điện vì dân gian quan niệm bếp điện có tinh mà không có tướng, tức có nhiệt mà không có ngọn lửa nên không tốt), gạo, muối, vàng, tiền bạc, các vật may mắn khác,…

Tham khảo thêm: Những vật không nên đốt bỏ khi chuyển nhà để tránh vận xui

Nghi lễ cúng nhập trạch chuyển nhà mới

Nếu bạn cảm thấy phần nào chưa thật sự phù hợp với gia đình mình có thể lược bỏ bớt một vài yếu tố.

  1. Đầu tiên trong lễ nhập trạch cần làm là đốt lò than và đặt ngay cửa ra vào. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể đến nhà mới đốt lò trước khi xe chuyển nhà tới.
  2. Khi xe chuyển nhà tới thì bày các đồ cúng lên mâm ngay ngắn, chuẩn bị các đồ đạc sẵn sàng để tiến hành thủ tục cúng chuyển nhà mới.
  3. Chủ nhà nên là người nam trụ cột gia đình bước qua lò than vào nhà trước tiên (chân trái trước, chân phải sau), tay cầm theo bát hương cùng bài vị gia tiên.
  4. Các thành viên khác cũng lần lượt bước qua lò than, cầm theo các vật thờ cúng còn lại, chiếu (hoặc nệm), bếp nấu và các đồ vật may mắn đã đề cập, lưu ý không ai được đi tay không.
  5. Điều đầu tiên nên làm khi bước vào nhà là bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa, cửa sổ tượng trưng cho việc khai thông khí, đánh thức ngôi nhà.
  6. Lúc này, một số thành viên sẽ sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài thổ địa cho ngay ngắn. Một số thành viên khác bày mâm cúng ở giữa nhà, nên hướng về phía hợp tuổi của gia chủ
  7. Một người đại diện thắp nhang và đọc văn khấn, các thành viên còn lại cũng đứng trước mâm cúng chấp tay nghiêm trang.
  8. Sau khi đọc văn khấn, trong thời gian chờ nhang tàn, gia chủ bật bếp và nấu nước phà trà nên để nước sôi 5-7 phút trước khi pha. Trà dùng để dâng lên mâm cúng và để người nhà thưởng thức. Việc nấu nước có ý nghĩa khai hỏa, tạo sức sống cho nhà mới.
  9. Tiến hành hóa tiền vàng, khi cháy hết thì lấy rượu rưới lên tàn tro.
  10. Bạn giữa lại 3 hũ muối, gạo, nước để sau này đặt vào bàn thờ Táo quân, biểu trưng cho sự no đủ.
  11. Lúc này lễ khấn nhập trạch xem như hoàn tất, bạn có thể đem lần lượt các thùng đồ vào nhà và sắp xếp lại như ý muốn.
Người trụ cột trong gia đình nên là người cầm bát hương vào nhà và làm lễ nhập trạch
Người trụ cột trong gia đình nên là người cầm bát hương vào nhà và làm lễ nhập trạch

Nếu gia đình nào có điều kiện hoặc chuyển dọn nhà với quy mô lớn và đặc biệt tin vào phong thủy thì có thể mời thầy cúng nhập trạch hoặc bạn có thể tự cúng nhập trạch tại nhà. Việc làm nghi lễ cúng nhập trạch đều thể hiện lòng thành của chủ nhà, vậy nên dù tự cúng hay mời thầy đều phải thành tâm. Xin chúc bạn có buổi lễ nhập trạch suôn sẻ!

Tham khảo thêm: 10 mẹo phong thủy chuyển nhà đầu năm gặp nhiều may mắn


Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0962.2602.66