Trong quá trình cải tạo và sửa chữa nhà cửa nói chung, đặc biệt là sửa chữa nhà cấp 4 nói riêng, việc lên dự toán ngân sách cụ thể về các khoản chi phí là bước chuẩn bị vô cùng quan trọng. Vậy bạn đã biết việc cải tạo nhà cấp 4 cần những chi phí gì hay chưa? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Tính toán chi phí sửa chữa nhà cấp 4 dựa trên tiêu chí nào?
Để có thể đưa ra dự toán chính xác về chi phí sửa chữa nhà cấp 4 thì cần phải căn cứ dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau nhằm đảm bảo tính minh bạch và hợp lý. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng mà bạn nên cân nhắc kĩ trước khi thực hiện sửa sang nhà cửa:
Diện tích và quy mô công trình
Công trình nhà cấp 4 có phần diện tích cụ thể cần sửa chữa, cải tạo hoặc nâng cấp càng lớn thì kéo theo mức chi phí đầu tư sẽ càng cao.
Bên cạnh đó, quy mô của dự án như số lượng phòng, tầng và chi tiết các khu vực khác cần cải tạo trong nhà cũng đòi hỏi gia chủ phải có sự chuẩn bị về kế hoạch tài chính vững vàng trước khi đưa ra quyết định sửa nhà.
Hạng mục công việc sửa chữa
Các hạng mục sửa chữa cụ thể được liệt kê dưới đây đều yêu cầu những khoản chi phí nhất định để hoàn thiện theo mong muốn của chủ nhà:
- Sửa chữa cấu trúc: Chi phí cho sửa chữa tường, mái, nền móng,…
- Cải tạo nội thất: Chi phí cho sơn tường, lát gạch, thay thế đồ nội thất,…
- Hệ thống kỹ thuật: Chi phí cho điện, nước, điều hòa không khí,…
Vật liệu sử dụng
Mức giá cả của từng loại vật liệu khác nhau trên thị trường (gạch, sơn, gỗ,…) đều có thể ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí mà chủ nhà phải bỏ ra cho quá trình cải tạo nhà cấp 4.
Một trong những giải pháp để giảm gánh nặng về kinh tế là dành thời gian tìm hiểu kĩ nguồn gốc và so sánh giá cả vật liệu từ nhiều nhà cung cấp để bạn có sự lựa chọn tốt nhất.
Chi phí nhân công
Chi phí để trả cho lao động trực tiếp tham gia thi công có thể khác nhau tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm và tay nghề của đội thợ. Nếu bạn lựa chọn thuê nhà thầu để họ phụ trách việc giám sát và đôn đốc tiến độ công trình thì cũng cần tính thêm chi phí này vào ngân sách ban đầu.
Thời gian thi công và xin giấy phép
Thời gian thi công kéo dài, chậm tiến độ hoàn thành chắc chắn sẽ gây phát sinh ít nhiều chi phí nhân công theo giờ hoặc theo ngày. Mặt khác, chủ nhà cũng cần tính đến các khoản chi như chi phí xin giấy phép (nếu cần xin giấy phép xây dựng) và chi phí cho các thủ tục hành chính (bao gồm các khoản phí liên quan đến giấy tờ, hồ sơ).
Chi phí trang trí, hoàn thiện và chi phí phát sinh
Sau khi hoàn thiện các bước xây sửa cơ bản về kết cấu, gia chủ sẽ phải cân đối nguồn kinh phí dành cho việc sắm sửa đồ đạc nội thất mới và trang trí cũng như các yếu tố hoàn thiện khác.
Đặc biệt, khi tìm hiểu về cải tạo nhà cấp 4 cần những chi phí gì, bạn không nên bỏ qua tầm quan trọng của quỹ dự phòng cho các rủi ro. Bất cứ công trình xây dựng lớn nhỏ nào cũng luôn có khả năng phát sinh chi phí không lường trước để sửa chữa hoặc khắc phục các sự cố bất ngờ trong quá trình thi công.
Quá trình cải tạo nhà cấp 4 cần những chi phí gì?
Quá trình cải tạo các ngôi nhà cấp 4 thường tốn kém nhiều loại chi phí khác nhau. Dưới đây là một số khoản tiền chính mà gia chủ cần xem xét và cân nhắc kĩ lưỡng:
Chi phí thiết kế
Nếu bạn thuê kiến trúc sư hoặc công ty thiết kế chuyên nghiệp để tư vấn, lập kế hoạch cải tạo nhà thì chi phí này có thể dao động tùy thuộc vào độ phức tạp và quy mô của dự án. Bạn có thể sẽ phải ứng tiền ra ngay từ đầu để các kiến trúc sư thực hiện bản vẽ thiết kế chi tiết.
Chi phí vật liệu
Các loại vật liệu xây dựng nói chung, bao gồm gạch, xi măng, sắt thép, gỗ và các vật liệu xây dựng khác sẽ tiêu tốn của bạn một khoản chi phí không nhỏ.
Sau khi xong quá trình xây sửa phần thô, đến bước hoàn thiện nhà, gia chủ sẽ phải tính toán dựa trên nguồn kinh phí còn lại để lựa chọn sơn tường, gạch lát, thiết bị vệ sinh, đồ nội thất và các vật liệu trang trí khác.
Chi phí thi công
Chi phí đối với lao động trực tiếp sẽ được chi trả cho các công nhân thi công, có thể là thợ xây, thợ điện, thợ nước,…Trong trường hợp bạn thuê một nhà thầu phụ trách toàn bộ dự án thì bạn sẽ chỉ cần làm việc và thanh toán trực tiếp với người chủ thầu đại diện.
Chi phí cho thiết bị và hệ thống
Các phần chi phí dành cho việc lắp đặt hệ thống điện, việc cải tạo hoặc thay thế hệ thống cấp thoát nước và việc nâng cấp hệ thống điều hòa không khí, thông gió cũng sẽ chiếm một phần kha khá trong ngân sách mà gia chủ chắc chắn phải bỏ ra.
Chi phí xin giấy phép
Quá trình nộp hồ sơ và xin giấy phép xây dựng từ cơ quan chức năng cũng sẽ đòi hỏi gia chủ phải chi ra một khoản phí nhất định để công việc được suôn sẻ.
Chi phí phát sinh
Các công trình cải tạo nhà ở nói chung đều có thể xảy ra tình huống phát sinh chi phí không mong muốn. Lúc này, nếu như bạn không có sự chuẩn bị về quỹ dự phòng rủi ro để sửa chữa các vấn đề bất ngờ trong quá trình thi công thì sẽ rơi vào thế bị động, gây gián đoạn công việc.
Chi phí trang trí nội thất
Nếu bạn quyết định thay đổi toàn bộ diện mạo ngôi nhà cấp 4 của mình thì phải tính toán toán ngân sách phù hợp cho việc mua sắm đồ nội thất mới và cả chi phí cho việc trang trí không gian như rèm cửa, tranh ảnh, cây xanh,…
Kết luận
Để có một kế hoạch tính toán chi phí sửa chữa nhà cấp 4 hợp lý, bạn cần xem xét tất cả các yếu tố trên. Việc xác định và lập bảng dự toán chi tiết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về ngân sách cần thiết cho quá trình cải tạo nhà cấp 4 để từ đó theo dõi chi phí và điều chỉnh ngân sách khi cần thiết.
Điều quan trọng nhất là hãy luôn dự trù một khoản chi phí dự phòng rủi ro để kịp thời xử lý những tình huống phát sinh không mong muốn.
Nhân viên tư vấn – Thành Hưng Group
Chuyên gia phân tích và tư vấn lộ trình vận chuyển của Thành Hưng với 10 năm kinh nghiệm trong ngành logistics và hỗ trợ điều phối kho hàng
Sở thích: tìm hiểu kiến thức chuyên sâu về phong thủy, trang trí không gian nhà cửa